Xã Nam Phúc Thăng được sáp nhập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3 xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng. Xin giới thiệu đôi nét về xã Cẩm Phúc trước khi sáp nhập.
1. Hành chính-dân cư
Diện tích 792,35 ha, dân số 3.999 người, tỷ lệ tăng dân số 0,7%. Phía bắc giáp xã Cẩm Nam, phía đông giáp thị trấn Thiên Cầm, phía nam giáp hai xã Cẩm Hà và Cẩm Thịnh, tây giáp Cẩm Thăng. Trước năm 1945 là thôn Hậu Côn (tức làng Gon-Kẻ Gon), tổng Vân Tán, huyện Cẩm Xuyên. Sau năm 1945 cùng thị trấn Thiên Cầm làm xã Ngũ Phúc. Năm 1954 chia làm hai xã Cẩm Phúc và Cẩm Long (nay là thị trấn Thiên Cầm). Có 7 thôn, gọi theo số thứ tự từ 1-7.
2. Tự nhiên-kinh tế
Thuộc địa hình đồng bằng, với thổ nhưỡng là đất nhiễm mặn ít do lịch sử các đợt triều cường xâm thực hay muối thấm trong nước ngầm. Sông Họ chảy quanh co, phía nam tỉnh lộ chảy qua phía tây - đông của xã, sông Thá từ Cẩm Nam qua Cẩm Phúc và đổ vào sông Họ ở thôn 12 (Cồn Cao). Là một xã nông nghiệp với gần một nửa diện tích tự nhiên là đất canh tác, còn 25% tổng diện tích tự nhiên là mặt nước, do đó việc nuôi trồng thủy sản là thế mạnh và có diện tích nuôi trồng thủy sản rộng nhất trong 16 xã đồng bằng. Chợ Gon là một trong những chợ phiờn tấp nập trrong vùng.
3. Văn hóa-xã hội
Làng Gon có một hệ thống chùa, đình, đền gọi là Gon tức Hậu Côn, thờ thần Thành Hoàng và Phật.Trong đó chùa Gon là một trong những chùa lớn và đẹp trong vùng và pho tượng phật 12 tay là tác phẩm có giá trị, có miếu Văn Thánh thờ các bậc Tiên hiền vì làng có truyền thống học hành khoa cử như các tú tài: Hoàng Bá Giao, Hoàng Kim Lý, Nguyễn Đình Tùng, Nguyễn Huy Tân, Nguyễn Trọng Luận, Nguyễn Trọng Thu… và nhiều thầy đồ. Gần một nửa dân cư là giáo dân (1800 người) thuộc xứ đạo Vĩnh Phước hạt Vạn hạnh ở Xứ Yên Nhiên thuộc địa phận Vinh có nhà thờ chính xứ xây mới vào 1999 và ba nhà thờ họ ở Đuồi, ở Thịnh Đức 4 với năm thôn công giáo toàn tòng (Thịch Đức, Cồn Cao, Đuồi, Quãng Đa và Phúc Thủy). Toàn xã có 4 dòng họ, dòng họ đông nhất là họ Hoàng Bá với trên 100 hộ dân cư, là dòng họ có nhiều người đỗ đạt và đóng góp công sức cho quê nhà. Là địa phương có truyền thống yêu nước chống xâm lăng, từ khi Pháp sang nhiều người đã tham gia các phong trào kháng chiến như: Hoàng Bá Xuyên tham gia phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XVIII, kết thúc cỏc cuộc kháng chiến có 79 liệt sĩ và 10 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Được phong tặng Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2015.