Xã Nam Phúc Thăng được sáp nhập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3 xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng. Xin giới thiệu đôi nét về xã Cẩm Nam trước khi sáp nhập.
1. Hành chính-dân cư
Diện tích 867,80 ha, dân số 4.189 người, tỷ lệ tăng dân số 0,16%. Phía bắc và đông bắc giáp xã Cẩm Yên, Cẩm Dương và thị trấn Thiên Cầm, phía nam và tây nam giáp xã Cẩm Phúc, Cẩm Thăng, Cẩm Huy. Trước năm 1945 là 4 làng Hưng Lộc (4 thôn Đồn, Đoài, Đông, Trọt Cáy), Lỗ Khê (có 10 xóm: Cồn, Cầu Sau, Đông, Tây, Đông Lộ, Tây Lộ, Kì Lân, Đông), Yên Hầu (Đông, Cầu Ngoài, Sau), Yên Lạng (2 xóm: Đông và Đồng). Bốn xã trên lập thành xã Kì Nam đến tháng 1 năm 1946. Sau năm 1945 cùng với xã Cẩm Dương lập thành xã Nam Dương. Năm 1954 chia làm hai xã Cẩm Nam và Cẩm Dương như hiện nay. Hiện có 9 thôn: Đông Khê, Hà Bắc, Nam Thành, Nam Yên, Tây Đồng, Tây Nguyên, Tiến Hưng, Trung Thành Bỏ, Yờn Thành..
2. Tự nhiên-kinh tế
Thuộc địa hình đồng bằng đất phù sa glây độ PH nặng, có hai vùng pha cát và thường xuyên bị ngập mặn độ PH cao, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa; chảy từ tây sang đông có con sông Sóc,vốn là tả ngạn của sông Na từ Nhược Thạch qua Cẩm Huy-Cẩm Nam-Cẩm Phúc đổ vào sông Hội nay đã cạn nguồn, còn lại dấu tích và đoạn phía đông. Ngoài nông nghiệp có các nghề phụ, dịch vụ phát triển, chăn nuôi gia súc gia cầm. Chợ Gọ mỗi tháng 12 phiên họp vào buổi sáng các ngày lẻ âm lịch là trung tâm thương mại của xã.
3. Văn hóa-xã hội
Có một hệ thống di tích lịch sử-văn hóa phong phú với 14 chùa đình, đền, miếu đáng chú ý là đền làng Lộ Khê thờ Hoàng Văn Minh (1742-1792). Có công đánh giặc được phong cho dân thờ tự, đền Yên Hầu thờ Trần Muông một tướng thời Hậu Lê, đền Quan Thái Giám nay thuộc thôn Đông Yên, đền Cương Khấu Đại Vương của làng Yên Hầu tương truyền ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XVI. Các di tích hầu như bị phá hoại hư hỏng, hàng năm mở hội làng, lớn nhất là hội đền làng Lộ Khê, tiếp đó là đền Trần Muông, Quan Thái Giám, Cương Khấu Đại Vương. Toàn xã có 9 dòng họ sinh sống với 14 chi khác nhau đông nhất là họ Trần Hữu với 250 hộ và hơn 1000 nhân khẩu, họ Hoàng 115 hộ và 350 nhân khẩu. Truyền thống nho học có từ lâu được duy trì với nhiều thế hệ các thầy đồ trong làng song đỗ đạt khoa bảng thì thấp. Qua cỏc cuộc kháng chiến có 113 liệt sĩ và 10 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kì đổi mới có nhiều thành tích năm 2000 được tặng Đơn vị anh hùng lao động và năm 2014 được phong tặng Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.