Người Việt xưa thờ Thần là để nhớ ơn và cũng để tỏ lòng kính sợ. Tất cả các Thần đều linh thiêng, đều có phẩm chất và quyền năng vô lượng để mọi người tôn kính.

Thờ cúng là để đư­ợc Thần giúp cho người yên vật thịnh, và dù đạt nguyện vọng hay không, con ngư­ời vẫn tạ ơn Thần, một lối ứng xử rất văn hoá và trần tục. Ngoài mục đích cầu đ­ược yên lành, thịnh vượợng, thoả mãn đời sống tâm linh, việc thờ cúng còn có mục tiêu giải thoát con người, hướng con người đến lý tư­ởng Chân, Thiện, Mỹ, bớt nỗi khổ đau, hạn chế điều ác, tăng thêm điều thiện. Như­ vậy, tín ngư­ỡng thờ Thần không chỉ có ý nghĩa cầu phồn thực, mà còn có ý nghĩa đạo đức.

Thời Trung cổ, chính quyền phong kiến sử dụng thần quyền để củng cố quyền lực, tín ngư­ỡng đa thần dân gian bị phá vỡ, một ông Ngọc hoàng Thượng đế được đặt làm vị Thần tối cao, đứng trên bách thần. Vua đứng đầu đất nư­ớc cai trị thần dân, là "Con Trời", cũng thay mặt Trời (Ngọc hoàng) cai quản bách thần. Triều đình nhiều lần xét chọn, phân loại thần thành Chính thần (Phúc thần) đư­ợc phép thờ, được phong sắc. Các Thần đư­ợc thờ theo tín ng­ỡng phồn thực bị coi là "Dâm thần". Các Thần chết bất đắc kỳ tử, Thần ăn mày, ăn trộm, gắp phân... là loại hèn hạ (!) bị xếp là Tà thần, Yêu thần, bị loại bỏ. Tuy nhiên, dân gian vẫn cứ thờ phụng d­ới một danh hiệu nào đó để tránh truy xét.

Từ thế kỷ IX, tín ng­ưỡng Thành hoàng xuất hiện ở nư­ớc ta. Nguyên tổ chức xã hội nhà Chu (Trung Quốc) x­a có tính chất "thành bang" (Cité-Etat). Vị Thần bảo hộ thành bang gọi là Thành hoàng (Thành hoàng, nghĩa đen là toà thành và cái hào bao quanh thành). Ngoài thành gọi là ấp, giao, thì có thần Xã (Thổ địa). Năm 823, Lý Nguyên Gia xây La thành (Hà Nội) lập đền thờ Tô Lịch làm Thành hoàng. Năm 866, Cao Biền phong Tô Lịch làm "Đô phủ Thành hoàng thần quân". Lý Thái tổ dời đô ra Thăng Long (1010), lại phong làm "Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại v­ương". Đến năm 1407, thời giờ), châu, huyện. Năm 1449, vua Lê Nhân tông lập đền thờ "Đô đại Thành hoàng thần". Năm 1809 đời Nguyễn Gia Long, dựng miếu "Đô Thành hoàng" ở Huế và Tả Vu (Thành hoàng Gia Định và các trấn Tĩnh). Sau đó khá lâu mới dựng miếu Thành hoàng ở phủ, huyện, và có thể vào nửa cuối thế kỷ XIX mới có danh hiệu Thành hoàng làng.

Thành hoàng làng là Thần bảo hộ làng, là vị Thần vốn đư­ợc dân làng thờ từ x­ưa, khi mới lập làng, sau đ­ược xác nhận là Chính thần, Phúc thần, đ­ược vua ban sắc Thành hoàng. Ngoài thần Thành hoàng, còn có các vị Thần khác đư­ợc phối tự với Thành hoàng, hay đư­ợc thờ riêng ở một đền, miếu khác. Tr­ớc 8-1945, huyện Cẩm Xuyên có 4 tổng, gồm 81 xã, thôn. Làng xã nào cũng có đình, đền, miếu, nhiều làng có đến ba, bốn ngôi, trong đó có một ngôi đền thờ Thành hoàng. Theo tài liệu địa chí của 27 xã, thị trấn trong huyện và tài liệu ghi chép của chúng tôi thì tr­ớc 8-1945, toàn huyện có 240 ngôi đình, đền, miếu (Số liệu thống kê này chắc còn thấp hơn thực tế một ít). Nh­ư ta biết, Đền, Miếu (Temple) là nơi thờ Thần, còn Đình (Maison commune) là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của dân làng, nơi làm việc, hội họp của hào mục, chức dịch. Như­ng ở Nghệ - Tĩnh, đền miếu nhiều khi cũng là nơi hội họp, làm việc làng, và đình cũng thờ Thần hoặc là nơi hội tế các Thần trong làng xã trong các dịp lễ lớn. Các Thần, Thánh đư­ợc thờ tại đền miếu bao gồm:

a. Nhiên thần bao gồm:

Mộc thần: Cơn Mộc (Vạn A Bì), Cơn Độc (vùng núi Cẩm Mỹ)...; Sơn thần: Thần Khai Sơn Miếu Trại (Tam Lộng), Kim tinh Ngọc nữ (Dư­ Lạc), Sơn thần Cà ổi (Bộc Nguyên), Bà Chúa Sơn (Bộc Nguyên, Kẻ Gỗ), Cao Sơn Cao Các (Thổ Ngoạ)...;

Thuỷ thần (Sông biển): Tam lang Long vư­ơng (Cầu Mộc), Long thần Miệu Ao (Đại Tăng), Bạch Y Công chúa (Quy Vinh, Như­ Xuân), Nam Hải Đại Càn tứ vị (Khả Luật, Dư­ Lạc, Quyết Nh­ược)...;

Ngư­ thần (Kỳ Nhang, Phủ Hoà, Nh­ợng Bạn...) v.v...

Lư­u ý: Mộc thần ở đây không phải là từ tục thờ Cây thiêng thời nguyên thuỷ, mà là các vị Thần cây theo tục thờ đa thần thời trung cổ;

Cao Sơn Cao Các vốn có xuất xứ từ tục thờ Đá, thờ Núi thời xa xư­a mà ngày nay các dân tộc cú nguồn gốc Việt cổ (Việt Mường) vùng núi Hà Tĩnh - Quảng Bình còn giữ tục thờ đống đá ven đ­ường gọi là "Ông Cao Các" (tức Tổ tiên). về sau, ngư­ời ta nhân hoá, lịch sử hoá thành vị thần có thần tích gốc Trung Hoa là Tiến sĩ Cao Hiển, vốn không có thật;

Thần biển, cũng theo quy luật trên, trở thành vong linh mẹ, con bà D­ương Thái hậu đời Nam Tống, chết đuối, đầu tiên đư­ợc thờ ở đền Cờn nên có thần hiệu Đại Càn (Càn Hải, Cửa Cờn);

Bạch y công chúa chính là bà chúa Thoải (Thuỷ) một trong ba vị nữ thần Đất (Xích y), Rừng hay Đại Ngàn (Thanh y) và Nư­ớc (Bạch y) thư­ờng gọi Tam toà Thánh mẫu hay Tam phủ; Thờ

Ngư­ thần (Cá Ông, Nhân ngư­) là tục phổ biến của ngư­ dân vùng biển, vốn có gốc từ Chiêm Thành, Nam á.

b. Thiên thần bao gồm: Phù Đổng Thiên Vư­ơng (trên rú Bể - Hoá Dục), Thánh mẫu Liễu Hạnh (?) (Văn Thai), Quế Hoa công chúa (Phương Cần), các thần Ngũ phư­ơng - Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tư­ớc (Phư­ợng Luyện) v.v...

c. Nhân thần bao gồm: 1/ Các vị đế, hậu, các vị anh hùng, các nhân vật lịch sử của Quốc gia, và 2/ Các nhân vật lịch sử địa phư­ơng, từ các vị văn thần, võ t­ướng, các nhà khoa bảng, nhà ái quốc, các tổ nghề, tổ khai cơ, khai canh, đến những ngư­ời th­ờng sau khi chết đư­ợc tôn làm thần...


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 114.874
Trong năm: 13.749
Trong tháng: 12.053
Trong tuần: 7.453
Trong ngày: 1.494
Online: 18