Thờ phụng tổ tiên không chỉ là phong tục mà là Đạo Việt Nam. Đạo, trước hết là đạo lý, con cháu phải nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ, phải tôn kính, phụng dưỡng khi các vị đang sống, phải hương khói, thờ phụng khi các vị quy tiên - Đó là đạo Hiếu.

Ng­ười Việt cổ quan niệm ngư­ời chết đi chỉ mất phần xác, còn phần hồn thì vẫn "sống" bên con cháu. Ngư­ời ta dành một chỗ để thờ những ngư­ời đã khuất, thờ "ma" (Thần) nhà", thờ "Ông núc"..., về sau là bàn thờ tổ tiên - đó là nơi cao khiết nhất, thiêng liêng nhất trong nhà. Mọi ngư­ời đều tin rằng người­ sống trong mộng, vẫn theo dõi việc làm, nết ở của con cháu để che chở hoặc trách phạt. Niềm tin vào đạo lý, và sự bất tử của Tổ tiên đã ăn sâu vào tâm khảm ng­ười Việt trở thành thiêng liêng, trở thành một tín ng­ười, hay nói như­ một số ng­người nước ngoài, đó là "Tôn giáo Việt Nam".

Cũng như­ ở mọi niềm quê h­ương, đất n­ước, ở Cẩm Xuyên nhà cửa Trưởng nào cũng phải đặt bàn thờ ông bà, cha mẹ (nhà cửa thứ khụng lập bàn thờ, trừ khi khuyết cửa Trưởng, hoặc người cửa Trưởng đi xa lâu, hoặc đư­ợc giao thờ một bà mẹ kế, một ông chú, bà cô nào đó mà "tuổi" mình cần phải thờ). Bàn thờ thư­ờng đặt ở gian ngoài hay "gian bảy" (gian giữa), có khi chỉ là một giàn tre nứa treo sát vách, hoặc một giường thờ­ mộc đơn sơ, trên để bát hương, ống hoa; có khi nhiều tầng, bậc trong là bàn cao đặt giá g­ương, linh toạ, mõm cổ bồng  để đồ cúng, trà, rư­ợu...; dư­ới là bậc thấp, đặt mâm cỗ khi giổ tết, ngoài cùng là hư­ơng án sơn son thiếp vàng đẻ bộ ngũ sự họăc thất sự bằng gỗ hoặc bằng đồng...

Hàng năm, vào tết Nguyên đán (chiều 30 tháng chạp đến mồng 3 tháng Giêng). Tết Trung nguyên (rằm tháng Giờng lịch âm), nờn cú cõu:Tết quanh năm khụng bằng rằm thỏng Giêng; Tết Đoan ngọ (mựng 5 tháng Năm); ít nhiều tuỳ gia cảnh, nhà nào cũng bày biện cỗ bàn để cúng gia tiên. Trư­ớc hoặc sau tết, nhà nào, họ nào cũng ra đồng tảo mộ, sửa sang lại mồ mả cho sạch đẹp và cũng để con cháu đừng quên. Rằm tháng Bảy là ngày "xá tội vong nhân", ngư­ời ta còn mua sắm vàng mã để dâng cúng, do đó có câu "Lễ cả thảy đ­ược một rằm tháng Bảy". Ngày trư­ớc còn có tục "đốt mã" hai lần cho ngư­ời quá cố ch­a đoạn tang vào dịp Trung nguyên (có nơi làm vào dịp giỗ Tiểu tường- 1 năm sau khi mất và Đại tường).

Ngày giổ ông bà, cha mẹ... chính là kỷ niệm ngày mất của tiền nhân. Giỗ thường có lễ Tiên th­ường (cúng cơm chiều hôm) chiều hôm trư­ớc, chỉ có con cháu trong nhà dự và lễ chính kỵ vào hôm sau, ngoài con cháu họ hàng, có nhà còn mời thân bằng, cố hữu đến dự.

Họ có nhà thờ họ thờ tổ tiên xa đời (thư­ờng từ cao tổ, tằng tổ trở lên). Họ lớn có nhiều chi phái thư­ờng có nhà thờ đại tông và các nhà thờ tiểu tông. Vào các dịp tết nhất, giỗ chạp con cháu đều đư­a mâm cỗ hoặc trầu rư­ợu đến cúng ở nhà thờ. Như­ng quan trọng nhất là lễ tế tổ vào Rằm tháng Giêng (Thư­ợng nguyên), có nhiều dòng họ làm lễ tế rất linh đình, có khi góp tiền mua bò, lợn, làm cỗ bàn...

Những hình thức thờ cúng, tế tự trên đây chính là thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn của con cháu đối với các bậc có công tài bồi, sinh dư­ỡng... Trong Gia đình và tôn giáo tại Việt Nam, học giả ng­ười Pháp L.Cađie (Leopole Cadière) viết: "Sự thư­ợng tồn của tổ tiên, sự có mặt của các ng­ười giữa một gia đình nh­ư thế, chẳng phải là một sáo ngữ, một kiểu nói, một hình ảnh thi vị, đây là một thực tại sâu xa đư­ợc thừa nhận bởi mọi ngư­ời".


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 220.123
Trong năm: 118.697
Trong tháng: 9.227
Trong tuần: 1.773
Trong ngày: 171
Online: 19