Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một điều liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Kế hoạch số 06/KHUBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh năm 2020; Kế hoạch số 60 /KH-UBND ngày 09/01/2020 của UBND huyện về ban hành kế hoạch Cải cách hành chính xã năm 2020; Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 31/01/2020 của UBND huyện ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn huyện năm 2020; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 13/01/2020 của UBND xã về ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2020. Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch tự kiểm tra công tác CCHC, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn xã năm 2020 như sau:

: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Mục đích: - Kiểm tra việc thực hiện công tác Cải cách hành chính của các ban, ngành, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức tại đơn vị. - Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các ban, ngành. Kiểm tra việc rà soát, thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp. - Nâng cao vai trò của cán bộ, công chức, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính. Việc tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân giải trình với cấp có thẩm quyền về thực hiện thủ tục hành chính. - Phát hiện kịp thời, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. 2. Yêu cầu: - Các ban, ngành được kiểm tra cung cấp các thông tin, hồ sơ khi có yêu cầu. - Trong thời gian kiểm tra cần đảm bảo không để ảnh hưởng đến việc giải quyết công việc cho các tổ chức và công dân. - Đối với thành viên tham gia kiểm tra phải sắp xếp công việc chuyên môn tham gia theo đúng lịch, thời gian để hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. Nội dung kiểm tra Công tác kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo của các ban, ngành tại đơn vị. - Nội dung, quy trình ban hành văn bản. - Việc rà soát văn bản QPPL, số lượng văn bản được rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bãi bỏ khi rà soát. - Tuyên truyền, phổ biến GDPL đến tận người dân. - Kiểm tra việc niêm yết, công khai TTHC và cập nhật các TTHC đã được sửa đổi, bổ sung thay thế. - Kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Kiểm tra việc thực hiện các khoản thu phí và lệ phí theo quy định. - Kiểm tra tiêu chí 18.1 đến 18.4 về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, nhập phần mềm hồ sơ cán bộ, công chức. - Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nội quy, quy chế của cán bộ, công chức tại đơn vị và các nội dung khác liên quan. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng ISO 9001:2015. - Chất lượng trang thông tin điện tử. - Tỷ lệ hồ sơ nhập dịch vụ công trực tuyến. - Sử dụng phần mềm TD Office trong nhận gửi văn bản. - Kết quả khắc phục tồn tại hạn chế năm 2019. III. Các hình thức kiểm tra 1.Kiểm tra định kỳ Vào cuối tháng của quý, các ban, ngành tiến hành tự kiểm tra trong nội bộ và báo cáo về văn phòng Đảng ủy - HĐND – UBND xã để tổng hợp báo cáo trình Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ. UBND xã thành lập đoàn kiểm tra nhằm đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế kịp thời khắc phục và hoàn thiện. 2. Kiểm tra thường xuyên - Giao cho các ban, ngành thường xuyên tự kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý, kịp thời phát hiện những tồn tại và kiến nghị đề xuất(nếu có) - Giao Văn phòng Đảng ủy - HĐND-UBND thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức tại đơn vị. Tổng hợp báo cáo cho lãnh đạo UBND vào ngày cuối tuần, cuối tháng, cuối quý và cuối năm. IV. Tổ chức thực hiện - Căn cứ vào kế hoạch tự kiểm tra các ban, ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc. - Giao văn phòng Đảng ủy - HĐND-UBND xã tổng hợp báo cáo trình thủ trưởng đơn vị và UBND huyện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các ban, ngành báo cáo qua văn phòng Đảng ủy - HĐND-UBND để kịp thời bổ sung. Trên đây là kế hoạch tự kiểm tra cải cách hành chính của xã Nam Phúc Thăng năm 2020. Nơi nhận: - UBND huyện; - TT Đảng ủy; TT HĐND xã; - Chủ tịch, các PCT UBND xã; - UB MTTQ xã và các Đoàn thể cấp xã; - Các ban, ngành cấp xã; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Thái Văn Thụ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 225.876
Trong năm: 124.366
Trong tháng: 9.408
Trong tuần: 3.539
Trong ngày: 236
Online: 7