Đức Đại tướng quân Trần Muông thuộc dòng họ Trần Hữu trước đây thuộc làng Kẻ Hầu xã Vân tán huyện Kỳ Hoa, nay là thôn Nam Yên, thôn Yên thành và thôn Tây Nguyên xã Nam Phúc Thăng huyện Cẩm xuyên

Đức Đại tướng quân Trần Muông thuộc dòng họ Trần Hữu trước đây thuộc làng Kẻ Hầu tổng  Vân Tán huyện Kỳ Hoa, nay là thôn Nam Yên, thôn Yên thành và thôn Tây Nguyên xã Nam Phúc Thăng huyện Cẩm Xuyên.

Nơi đây có một vùng đất rộng lớn, nhiều người đến khai phá để làm ăn lâu dài nhưng vì ruộng quá xấu, nước chảy bốn bề, mưa thì ngập úng, nắng thì khô cằn, lũ lụt, hạn hán đe dọa liên tục, làm nhiều nhưng hưởng thụ chẳng được là bao nhiêu. Tệ nạn trộm cắp hoành hành  nên cư dân đến đây đều không yên tâm phải đi nơi khác. Mãi đến đời vua Tiền Lê có một số con cháu họ Lê khoảng 15 hộ đến ở, họ cùng làm ruộng đánh cá, đánh chim nhưng chỉ canh tác hết 10% đất, số còn lại bỏ hoang hóa.

          Mải đến năm 1512 đời vua Tiền Lê có hai anh họ Trần Hữu rất thông minh, tài tình, sáng tạo, Cụ em vào đây đầu tiên làm nghề daỵ học, làm thầy thuốc, thầy địa lý để tạo một cuộc sống ổn định nơi xứ này, cùng với người anh trai vận động một số nhân dân khai khẩn ruộng đất làm màu như: vừng, lạc, đậu, trồng rau, đánh chim. Anh em họ bàn nhau quyết chí xây dựng cơ đồ sự nghiệp trên mãnh đất này. Cụ mở lớp dạy học, bốc thuốc men cho những người ốm đau, bệnh tật, lấy hướng nhà, hướng mộ cho dân làng, cụ hết lòng giúp đỡ mọi người nên được dân khắp nơi mến phục và tín nhiệm.

          Cuộc đời của cụ giỏi văn võ, thạo địa lý, hay về mọi nghề, cụ đã nói là làm và làm bằng được. Cụ là người tiêu biểu về đạo đức, cần cù tiết kiệm, giản dị liêm khiết và hêt lòng giúp đỡ nhân dân.

          Đến năm 1530 Nhà mạc đánh Nhà Lê, Nhà Trịnh bắt dân chúng đi lính nên hai anh em cho người anh ở lại còn em phải về quê cha đất tổ lúc đó họ Trương củng phải bắt đi lính và phải đóng góp nhiều của cải vật chất, đến năm 1592 Nhà Lê đánh thắng Nhà Mạc lên làm Vua, con cháu phát huy đức tính của cụ ra sức học tập khai phá ruộng đất để làm ăn.

Thân sinh Ngài sinh ra được 5 người con mổi người đi về một hướng khác nhau. Ngài là người con thứ 5 của gia đình, Ngài sinh vào năm 1728 tên đức ông Trần Hữu, lúc còn nhỏ ở với cha mẹ học ít hiểu nhiều,  có lòng nhân hậu, trung với nước hiếu với dân, làm thầy thuốc mà chỉ bằng thuốc tự tạo để chủa để chửa trị các bệnh nguy hiểm và các bệnh như truyền nhiễm, đậu mùa, thổ tả, thương hàn… Đi đến đâu là dập tắt bệnh đến đó, uy danh nổi tiếng khắp nơi, chửa bệnh chỉ giúp dân mà không láy tiền của nhân dân, không cúng đơm lễ vật. Ngài đã dặt tên cho từng vùng ruộng, từng mảnh đất của làng như, phía tây nam có: Cồn Trửa, Hòn Mô, Trọt Dài, Đội Tùng, phía đông bắc có: Đội Cận, Bàu Bây, Bụi Chứa, ở trung tâm như: Nương Hầu, Nương Hạ, Cộ Phận, Nương Đông.

Đến năm 1752 có lệnh vua kêu gọi ai có tài văn võ thì ra sức cứu nước, cứu dân, Ngài đã gọi anh em con cháu trong dòng họ về để Ngài nói chuyện, không ai bảo ai kể người xa người gần đến chúc mừng Ngài trước khi ngài lên đường làm nhiệm vụ đánh giặc cứu nước, khi đi Ngài dặn toàn thể con cháu, dân làng ra sức học tập, xây dựng quê hương làng xã, đùm bọc lẫn nhau chống thù trong giặc ngoài, đoàn kết lân nhau thì xóm làng nhất định văn minh, nước nhà phồn vinh.

Thực hiện lời dạy của Ngài dân làng ra sức khai phá ruộng hoang làm ra nhiều của cải vật chất, con cháu ra sức học hành. Số đất đai của làng Yên Hầu đã được khai phá gần 90%. Trong đó ngoài mặt trận Ngài lập được chiến công xuất sắc từ nam chí bắc, với những chiến công đó Ngài được vua Cảnh Hưng cấp sắc Phong “Tam thập, tam niên,thập nhị ngoạt lục thập nhật” vào năm 1773. Được tin đó con cháu họ Trần Hữu cùng cả làng tổ chức hội mừng công, từ đó ở nhà con cháu trong dòng Họ và cả làng xã càng gắn bó lá lành đùm lá rách vượt qua mọi khó khăn, khắc phục mọi thiếu thốn.

Đến năm 1783 triều đình vua Cảnh Hưng phái quan lại triều đình là quan Linh huyện Kỳ Hoa cùng các hương Lý trong toàn huyện đã rước 3 đạo sắc vê tận mảnh đất nơi Người sinh ra và lớn lên, gồm 2 Đạo sắc năm 1781 “ Tứ thập nhị niên, thất nguyệt thập nhị nhật” và 1 đạo “ Trí thập tri niên, nhị nguyệt, nhị thập lục nhật” Sắc phong khâm thưởng nhất thứ phong vị hoài niệm thượng tướng quân, tổng thị niên ngụ nguyệt thập ngụ nhật. Trần ủy vị hựu tự các dân lập miếu phụng tự hiển hách anh linh nhìn dân hiểu luật đời linh ứng.

Qua quá tình 31 năm chiến đấu với quân giặc Ngài đã ngã xuống trên chiến trường Đồng Nai ngày nay vào năm 1783, Ngài là vị tướng anh tài, trung với nước hiếu với dân, ý chí quật cường, cả đời cống hiến trí đức, công sức của mình để chống giặc ngoại xâm đến hơi thở cuối cùng. Nên ngài được vua Cảnh Hưng phong Sắc ban lệnh cho dân lập Miếu thờ phụng Ngài. Đến năm 1784 con cháu họ Trần Hữu cùng cả làng Yên hầu làm đền thờ Ngài bằng gỗ lợp tranh tại nơi bến cầu Yên Hầu. Làm xong Ngài ứng linh cụ Nhọn làm con đồng cho Ngài để những lúc con cháu trong làng, trong họ có điều bất trắc, tại họa, đau ốm đến cầu xin người cứu giúp và đến năm 1785 Ngài giáng cho con cháu trong họ, trong làng làm điện thờ uy linh.

Ngài là một trong những vị Tướng tài ba lỗi lạc chống giặc ngoại xâm và có công khai phá nên mãnh đất làng Yên Hầu, với công trạng của ngài và sự tôn thờ gìn giữ của nhân dân năm 2003 đền thờ Ngài được UBND tĩnh Hà Tĩnh công nhận Di tích văn hóa cấp tỉnh.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 116.031
Trong năm: 14.906
Trong tháng: 13.175
Trong tuần: 7.842
Trong ngày: 1.004
Online: 16