Kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2021 của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

 

BÁO CÁO Kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2020 của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

    Xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2011-2020 diễn ra trong điều kiện có nhiều thuận lợi, tuy vậy cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Ban chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, chỉ đạo quyết liệt của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, quyết tâm cao của Nhân dân huyện nhà, xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả toàn diện, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn bình quân toàn tỉnh; phát triển sản xuất được ưu tiên đẩy mạnh theo hướng công nghệ cao, sản xuất an toàn có truy xuất nguồn gốc, gắn với xây dựng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP; thu nhập bình quân đầu người được nâng lên đáng kể; xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu lan tỏa mạnh mẽ, trở thành việc làm thường xuyên của người dân; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc.

 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Đặc điểm tình hình

Cẩm Xuyên là huyện nằm ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía nam giáp huyện Kỳ Anh, phía Tây giáp huyện Hương Khê và tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 02 thị trấn, 223 thôn, tổ dân phố; có tổng diện tích đất tự nhiên 63.647 ha, trong đó đất nông nghiệp 49.959,15 ha chiếm 77,04%; đất phi nông nghiệp 11.569,93ha chiếm 21,24% và nhóm đất chưa sử dụng 2.117,57 ha chiếm 1,72%. Dân số hơn 149.086 người. Huyện có quốc lộ 1A chạy qua, cùng với các Quốc lộ 1B, 8C và 15B, kết nối với các xã, thị trấn trong địa bàn huyện và các trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình huyện Cẩm Xuyên dốc từ tây sang đông, được chia làm 3 vùng sinh thái khá rõ rệt: vùng bán sơn địa có lợi thế phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung; vùng đồng bằng có lợi thế phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản nước ngọt; vùng ven biển có lợi thế về phát triển du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, trồng rau màu trên đất cát. Là huyện có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ; có bờ biển dài 18km, bãi biển sạch đẹp, hải sản tươi ngon; nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng 2 như Khu du lịch Biển Thiên Cầm, đảo Én, Hòn Bớc, các hồ nước ngọt lớn như Hồ Kẽ Gỗ, hồ sông Rác, hồ Thượng Tuy; nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh… Cẩm Xuyên là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, với hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng. Có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa cách mạng, quê hương của nhiều danh nhân khoa bảng, anh hùng dân tộc, như: Hà Huy Tập, Phan Đình Giót, Võ Phương Trứ, Biện Hoành, Dương Tòa, Dương Chấp Trung... là nơi có nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể như: Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Miếu Thượng tướng Nguyễn Biên, Chùa Yên Lạc, Chùa Cầm Sơn, Miếu Ngư Ông, Tháp đá Cẩm Duệ, Đền thờ Biện Hoành.... Ví, Giặm, hò, vè, hò chèo cạn, hát tương viên...., có nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó điển hình là lễ hội Cầu ngư gắn với hò chèo cạn. Trong những năm vừa qua kinh tế Cẩm Xuyên đã giành được kết quả khá toàn diện. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 tăng trên 13%/năm, giá trị sản xuất năm 2020 đạt 11.800 tỷ đồng, bằng 2,7 lần so với năm 2011; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp từ 44,7% (năm 2010), nay giảm còn 26,89%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 21% lên 33,41%; thương mại - dịch vụ - du lịch từ 34,2% lên 39,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 41,26 triệu đồng/người/năm.

2. Thuận lợi

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, có tính chiến lược của Đảng, Nhà nước, được Trung ương, tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện. - Vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi cho việc giao thương kinh tế, lưu thông hàng hoá và thu hút đầu tư; tạo cơ hội phát triển một nền kinh tế đa dạng cả nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, du lịch - dịch vụ và thương mại. - Có tiềm năng, điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản) theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất ứng dụng công nghệ cao. - Quốc phòng an ninh nhiều năm liền được đảm bảo, tình hình trật tự an toàn xã hội hàng năm đều được giữ vững ổn định. - Cán bộ, Đảng viên, Nhân dân đoàn kết, đồng sức, đồng lòng ra sức thi đua thực hiện phong trào.

3. Khó khăn

- Điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Bão, lụt hàng nằm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại khá nặng nề về hạ tầng, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp, đơi sống Nhân dân, như lũ lụt năm 2010, 2016, đặc biệt là lũ lụt lịch sử năm 2020, gây ngập lụt trên toàn huyện, thiệt hại về tài sản, hạ tầng ước tính 1.700 tỷ đồng, làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đạt chuẩn tiêu chí, lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. 3 - Tập quán sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, thủ công, liên kết sản xuất còn hạn chế, tính bền vững chưa cao; giá cả thị trường diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất cũng như thu nhập, đời sống của Nhân dân. - Thu ngân sách trên địa bàn hạn chế; ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu.

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

1. Văn bản của Trung ương - Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 161/2016/NQ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;

- Quyết định số 342/QĐ/-TTg, ngày 20/02/2012 về sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; 4 - Thông tư số 35/2016/TT-BNN&PTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Các văn bản khác của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

2. Văn bản của tỉnh Hà Tĩnh

- Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 19/5/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; - Nghị quyết số 173/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện Cẩm Xuyên, Hương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2021;

- Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND, ngày 7/2/2017 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định chỉ tiêu các nội dung trong Bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới thực hiện trên địa bàn Hà Tĩnh; Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 16/5/2018, Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

- Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Quyết định số 2542/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020;

- Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 28/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng;

- Các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo, các sở, ban, ngành cấp tỉnh về chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

3. Văn bản của huyện Cẩm Xuyên

- Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 14/9/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của HĐND huyện về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011

-2015, định hướng đến năm 2020; - Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 28/6/2015 của Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Cẩm Xuyên lần thứ XXXI, nhiệm kỳ 2015-2020; 5

- Nghị quyết số 52/2014/NQ-HĐND ngày 27/6/2014 của Hội đồng Nhân dân huyện về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2020;

- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng Nhân dân huyện thông qua đề án phát triển cây cam vùng bán sơn địa huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2018-2023;

- Nghị quyết số 61/2014/NQ-HĐND ngày 31/12/2014 của Hội đồng Nhân dân huyện về Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn giai đoạn 2015-2020 và định hướng những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên;

- Nghị quyết số 48/2013/NQ-HĐND ngày 27/12/2013 của Hội đồng Nhân dân huyện về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh huyện và cơ sở giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 33/2018/NQ-HĐND ngày 27/12/2018 của Hội đồng Nhân dân huyện về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020;

- Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND huyện Cẩm Xuyên về việc thực hiện phong trào thi đua “Cả huyện chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2017-2020;

- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/1/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Xuyên năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 27/4/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cẩm Xuyên về chỉ đạo, cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

1. Công tác chỉ đạo, Điều hành

a) Cấp huyện. - Sớm thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành, cơ quan tham mưu giúp việc, ban hành các văn bản để triển khai thực hiện. Ngay từ khi triển khai thực hiện BCH Đảng bộ huyện, HĐND huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Nhân dân huyện ban hành Đề án, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện (theo Quyết định số 4449/QĐ-UBND ngày 27/12/2010), gồm 28 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các đồng chí PCT HĐND, PCT UBND huyện, Chủ tịch UBMTTQ làm Phó Trưởng ban và các đồng chí trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể chính trị, xã hội huyện làm thành viên. Từ năm 2015, đồng chí Bí thư Huyện ủy làm 6 Trưởng ban để lãnh đạo, chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân vào cuộc thực hiện Chương trình. Thành lập Văn phòng điều phối thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, để tham mưu cho huyện thực hiện chương trình. Quá trình thực hiện chương trình đã kịp thời kiện toàn, bổ sung đảm bảo hoạt động chuyên trách, chuyên nghiệp, hiệu quả. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân: Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện phân công và giao nhiệm vụ cho các đồng chí từ lãnh đạo huyện và trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước BCĐ về kết quả thực hiện tại các xã. Trong đó đặc biệt các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện được phân công các tổ chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm; các tổ phụ trách các nhóm tiêu chí huyện nông thôn mới; các đồng chí Thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm các xã; các đồng chí UVBCH Huyện ủy phụ trách xã; các phòng, đơn vị được phân công phụ trách, chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện. - Cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hàng năm của huyện và các địa phương: Hàng năm, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện tổ chức rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ các xã xây dựng Khung kế hoạch, đường găng tiến độ thực hiện, cân đối nguồn lực, phân công tổ chức thực hiện đạt kế hoạch đề ra; giao các phòng ban tham mưu thẩm định, UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. Tổ chức cho các địa phương rà soát, đăng ký các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện hàng năm, đồng thời tổ chức ký cam kết và lấy kết quả hoàn thành các nội dung ký cam kết làm tiêu chí để đánh giá, phân loại. - Kịp thời ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện: Theo từng giai đoạn, huyện đã ban hành những cơ chế, chính sách đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, khuyến khích phát triển sản xuất trên địa bàn huyện như chính sách làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng theo kế hoạch hàng năm đã góp phần hoàn thiện nhanh cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (như: Quyết định 4711/2013/QĐ-UBND; Quyết định số 3533/2016/QĐ-UBND; Nghị quyết 33/2018/NQ-HĐND); Ban hành các nghị quyết chuyên đề như: Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND về phát triển cây cam vùng bán sơn địa; Nghị quyết số 61/2014/NQ-HĐND về nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn giai đoạn 2015-2020; Nghị quyết số 48/2014/NQ-HĐND về phê duyệt đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh huyện và cơ sở giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020... - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình: Hàng tuần, Ban chỉ đạo huyện, UBND huyện bố trí lịch để làm việc với các địa phương, các phòng ngành để đôn đốc, chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Ban chỉ đạo huyện định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban giữa Ban chỉ đạo cấp huyện và Ban chỉ đạo các xã dưới sự chủ trì trực tiếp của Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện và tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, 7 tổ chức giao ban mở rộng có sự tham gia của Bí thư, Thôn trưởng các thôn để đánh giá, nhận xét kết quả, thiếu sót, hạn chế, kinh nghiệm, bài học hay trong thực hiện đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thời gian tới để tập trung thực hiện. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân huyện còn tổ chức các hội nghị chuyên đề về xây dựng nông thôn mới để kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn và các vấn đề phát sinh từ cơ sở.

b) Cấp xã. Thành lập và kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn, Ban giám sát cộng đồng khi có sự thay đổi về nhân sự, yêu cầu; theo nhiệm vụ hàng năm, thành lập các tổ công tác chỉ đạo của xã tại các thôn, lập khung kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại thôn, xóm... Kịp thời lập đề án xây dựng nông thôn mới xã, ban hành nghị quyết chuyên đề, đồng thời quán triệt các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, của huyện đến tận cán bộ đảng viên và Nhân dân; tích cực tuyên tuyền các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giữa các thôn xóm; vận động, huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa và phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất các sản phẩm chủ lực địa phương có lợi thế; Ban hành các cơ chế, chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất phù hợp với tình hình thực tế và định hướng xây dựng nông thôn mới tại địa bàn. Tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất, hiến tài sản, giải phóng mặt bằng, góp công sức, kinh phí cải tạo nâng cấp đường giao thông, nhà văn hóa thôn, xây dựng thôn, xóm, khu dân cư sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh, an ninh trật tự ổn định…

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông. Công tác truyền thông được xác định là mũi nhọn xung kích đi đầu do đó được huyện đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt là các chủ trương, chính sách về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức triển khai học tập, quán triệt, tuyên truyền phổ biến rộng rãi từ cán bộ, đảng viên đến tận người dân. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được quan tâm tập trung chỉ đạo, việc tuyên truyền được tổ chức đa dạng, phong phú và được duy trì thường xuyên như thông qua các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, sân khấu hóa qua hội diễn văn nghệ, chương trình truyền hình nông thôn ngày mới...; Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tăng cường thời lượng phát sóng các tin, bài, phóng sự về các hoạt động đã và đang được triển khai, đặc biệt là các mô hình mới, cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo, tìm kiếm, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2010 đến nay, Đài Truyền thanh - truyền hình, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện đã xây dựng được hơn 236 phóng sự, 2.188 tin bài, chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; Đài Truyền thanh của xã mỗi ngày tiếp phát ít nhất 60 phút để tuyên truyền cho Nhân dân nắm rõ các nội dung, phương pháp, cách làm.

8 b) Đào tạo, tập huấn. Công tác đào tạo, tập huấn được chú trọng và triển khai bài bản nhằm nâng cao kiến thức, cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trong 10 năm đã tổ chức 223 lớp đào tạo và cấp chứng chỉ cho 8.023 học viên; tổ chức 1.233 cuộc tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 109.745 lượt người tham gia với nội dung về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh trong xây dựng NTM, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; quy trình, thủ tục, hồ sơ, tư vấn kỹ năng xây dựng mô hình kinh tế, kỹ năng sống, giá trị sống trong văn hóa nông thôn; kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, nước thải... góp phần năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, thôn, xóm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đại bộ phận Nhân dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong thực hiện chương trình.

c) Sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới: - Mặt trận Tổ quốc huyện: Với trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh” gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, hàng năm đã ban hành Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng nông thôn mới và lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; chủ động tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, như: Ban Công tác Mặt trận tham gia xây dựng NTM; việc thực hiện quy chế dân chủ trong huy động nội lực của Nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng, cơ chế chính sách trong xây dựng NTM; công tác hòa giải, giải quyết các vụ việc, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở cơ sở.v.v Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, MTTQ các địa phương đã huy động Nhân dân đóng góp được trên 713,195 tỷ đồng, hàng vạn ngày công lao động, vận động Nhân dân hiến trên 953.459 m2 đất để làm đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương. Vận động các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ ''Quỹ vì người nghèo'' các cấp trao tặng 150.035 suất quà, với tổng trị giá 49 tỷ đồng tặng cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, đối tượng bão trợ xã hội, có hoàn cảnh khó khăn; 8,46 tỷ đồng đã hỗ trợ người nghèo; hỗ trợ xây dựng mới 834 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, mỗi nhà được hỗ trợ bình quân 20 triệu đồng. Hỗ trợ bằng các hình thức khác cho 1.235 lượt người nghèo thông qua các hoạt động đó đã giúp đỡ hàng chục ngàn người nghèo bớt khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa”, “Gia đình văn hóa” được MTTQ các cấp quan tâm thực hiện, đến nay tỷ lệ gia đình văn hóa trên địa bàn huyện đạt 90%, gia đình thể thao đạt 41%. Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Ban thanh tra Nhân dân phát huy tốt quyền giám sát đối với các dự án, các công trình đầu tư có sự đóng góp của Nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban Thanh tra Nhân dân đã tiến hành giám sát 1.325 vụ việc, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã giám sát 1.371 công trình xây dựng trên địa bàn.

9 - Hội Nông dân huyện: Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hội đã chủ động phối kết hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức 1.054 lớp tập huấn và hội thảo cho 73.780 lượt, tổ chức 8.010 cuộc tuyên truyền, hội nghị, hội thi… Phối hợp với các cấp hội đã tuyên truyền vận động 531 hội viên tham gia Bảo hiểm xã hội, 17.897 lượt hội viên tham gia bảo hiểm Y tế tự nguyện; đóng góp trên hàng trăm tỷ đồng, hàng vạn ngày công, hiến trên 89.565 m2 đất, làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 502 km kênh mương nội đồng, 219 km đường giao thông nông thôn, hàng chục nhà văn hóa thôn; hỗ trợ xây dựng 12 nhà ở cho hộ nghèo, Tham gia chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng hơn 1.000 vườn mẫu, xóa bỏ 12.000 vườn tạp, chỉnh trang 9.500 vườn hộ, đã tổ chức 25 cuộc huy động hơn 1.200 lượt hội viên tham gia giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây dựng NTM. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Hội Nông dân tham gia tích cực, sau hơn 01 năm triển khai đã có những sản phẩm gắn với tổ chức Hội như “rượu sim Thanh Bảo”, “ nước mắm Thu Hùng”,... Thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn ủy thác, tín chấp để hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn ủy thác do Hội nông dân quản lý thông qua nguồn vốn ngân hàng CSXH là 165,34 tỷ đồng cho 3.818 hộ vay; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 320,5 tỷ đồng cho 5.154 hộ vay; Hội Nông dân quản lý 3,73 tỷ đồng quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, giúp 160 hộ xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế; chủ động tuyên truyền, phối hợp mở 214 lớp đào tạo nghề cho hội viên; tích cực vận động nông dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”, nâng cao ý thức hội viên nông dân về bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn… góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. - Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: Tập trung chỉ đạo các hoạt động và phong trào như: “Phụ nữ tích cực xây dựng nhà sạch vườn đẹp, chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, hoạt động “Xây dựng, sửa chữa Mái ấm tình thương, giúp hộ nghèo có địa chỉ, xây dựng mô hình kinh tế, vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu”, phong trào “Ống tiền tiết kiệm”; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; hố ủ phân vi sinh, mô hình nệm lót sinh học, thùng ủ phân vi sinh từ rác thải; mô hình chống rác thải nhựa,… Với các hoạt động thiết thực, hiệu quả trong 10 năm đã thành lập: 1.200 tổ gia đình phụ nữ nhà sạch vườn đẹp thu hút 12.000 hội viên tham gia, 185 tổ hộ liền kề 5 không 3 sạch với 2.815 thành viên; 27 Câu lạc bộ gia đình cán bộ hội 5 không 3 sạch; 147 chi hội xanh sạch đẹp, 30 chi hội 5 không 3 sạch; vận động hơn 30.000 ngày công giúp cho các hộ vườn mẫu, vườn xanh sạch đẹp; đã huy động từ ống tiền tiết kiệm gần 112 tỷ đồng, trong đó đã trích 16 tỷ đồng cho gần 6.000 hội viên vay và cho không 631 triệu đồng cho 909 hội viên; Hỗ trợ 1,8 tỷ đồng xây dựng được 62 nhà mái ấm tình thương; vận động xây dựng và nhân rộng trên 10.500 công trình vệ sinh theo dự án CHOBA; Giúp đỡ trên 1.500 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo vươn lên làm ăn khá. Tham gia xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu với 10.932 vườn xanh sạch đẹp, cải tạo trên 13.000 vườn tạp với tổng số ngày công 10 là trên 65.000 ngày công. Phối hợp với NHCS, Quỹ Phát triển, Quỹ TDTK tạo nguồn vốn do Hội quản lý và điều hành trên 168 tỷ đồng cho gần 15.000 lượt hộ vay, trong đó có 7.000 hộ nghèo vay vốn sản xuất, thoát nghèo. Chỉ đạo 15.000 hộ hội viên sử dụng trên 30.000 gói chế phẩm sinh học để ủ phân, rác; vận động xây dựng trên 9.000 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà bằng đệm lót sinh học; phát động phong trào chống rác thải nhựa kết hợp hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “90 hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em”; đã trao tặng trên 1.500 làn nhựa, gần 200 túi vải, gần 6.000 giỏ rác; trao tặng 113 thùng rác công cộng. - Hội Cựu chiến binh huyện: Phát huy truyền thống, bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, trong những năm qua, lực lượng cựu chiến binh là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở, như phong trào thi đua: Hội Cựu chiến binh chung sức xây dựng nông thôn mới, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”; “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Dân vận khéo”; tham gia lực lượng DQTV, DBĐV, huấn luyện, diễn tập... Hội đã huy động hàng trăm ngàn ngày công làm giao thông, phát quang làm đường, nạo vét kênh mương nội đồng, làm đường bê tông; xây rãnh thoát nước, khuôn viên hội quán; xây tường rào; trồng và chăm sóc cây xanh; phát động làm cột cờ bằng thép tại các thôn, hộ gia đình; xóa vườn tạp; xây vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ, hiện nay 100% vườn hộ của cựu chiến binh được chỉnh trang, có 388 vườn đạt chuẩn vườn mẫu, một số vườn có thu nhập cao... Đặc biệt hội viên Cựu chiến binh đã hiến 153.850m2 đất, 29.223m tường rào, hàng trăm lều quán, kios, công trình phụ; hàng ngàn cây xanh để mở đường và đóng góp hàng trăm triệu đồng trong xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị. Hội đã huy động hơn 2.200 lượt hội viên của Hội Cựu chiến binh các xã, thị đã về đích, lao động giúp các xã về đích nông thôn mới trong năm, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các địa phương ghi nhận. - Đoàn Thanh niên với phong trào: “Tuổi trẻ chung sức xây dựng Nông thôn mới, văn minh đô thị” được tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên hưởng ứng, tham gia. Ban Thường vụ Huyện đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn duy trì hiệu quả mô hình “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày về cơ sở”. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp, kêu gọi, vận động các nguồn lực sửa chữa và xây dựng thành công 225 “Đường điện thanh niên thắp sáng làng quê” với 210 km, trị giá 1,5 tỷ đồng; gắn 200 hệ thống giá treo cờ với số lượng 3.850 cái, trị giá gần 700 triệu đồng; ra quân tu sửa, đắp lề, san lấp 190 km đường GTNT; khơi thông, nạo vét, đào đắp gần 120,5 km kênh mương nội đồng; xây dựng 95 “Vườn ươm cây hàng rào xanh” và trồng được 120 km hàng rào xanh; 87.642 cây xanh, cây bóng mát các loại; ra quân làm VSMT, thu gom, xử lý, vận chuyển rác thải 1.200 đợt với gần 200.000 lượt cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia; ra quân giúp 920 hộ gia đình chỉnh trang vườn hộ, 875 hội quán thôn, 520 khu dân cư, 620 tuyến đường thanh niên tự quản; tổ chức gắn 1.250 pano tuyên truyền nông thôn mới trị giá 820 triệu đồng; thành lập mới 115 mô hình kinh tế mới, quy mô từ 200 triệu đồng trở lên, cho thu nhập hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho đoàn viên. 11 Tích cực tham gia xây dựng, chỉnh trang đô thị văn minh với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả. Gắn với kỷ niệm các ngày lễ đã phát động ra quân 73 đợt làm vệ sinh môi trường với hơn 35.000 lượt ĐVTN tham gia, thu gom và xử lý hàng tấn rác thải các loại, làm sạch hơn 20 km kè biển. Triển khai mô hình “Cây cột điện nở hoa” góp phần tạo cảnh quan đô thị, tuyên truyền bảo vệ môi trường và ATGT, thường xuyên ra quân làm bóc dỡ biển quảng cáo, các điểm đen về rác thải, bóc dỡ, xóa các tờ rơi, biển quảng cáo sai quy định, làm VSMT, phát dọn cây tạp, thu gom và xử lý rác thải tại các tuyến phố, dọc bờ kè Sông Hội... - Liên đoàn Lao động huyện: Hàng năm lập kế hoạch tham gia xây dựng nông thôn mới, với những nội dung, công việc cụ thể, rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ và các tầng lớp Nhân dân, trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gương mẫu, đi đầu trong hiến đất, hiến cây, các công trình, đóng góp ngày công, kinh phí, trong 10 năm đã có 575 đoàn viên, CNVCLĐ hiến 14.375m2 đất, 19.670m2 tường rào, 105 cổng, 10.475 cây các loại; đã mở được 28 lớp tập huấn cho 2560 lượt cán bộ, đoàn viên tham gia; có 135 đoàn viên xây dựng vườn mẫu, xây dựng 237 mô hình kinh tế của đoàn viên. Vận động đoàn viên công đoàn đóng góp đầu sách hỗ trợ cho các thôn ở xã Cẩm Lạc, Cẩm Quang, Cẩm Yên, Cẩm Hòa, Cẩm Dương... Vận động các doanh nghiệp hỗ trợ các ca máy giúp các xã Cẩm Bình, Cẩm Yên, Cẩm Minh làm đường giao thông nông thôn, nạo vết kênh mương, phá bỏ vườn tạp.... LĐLĐ huyện đã trích một phần kinh phí hỗ trợ 05 thôn xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu vv. Điều động hàng vạn lượt cán bộ công đoàn, đoàn viên Công đoàn các xã, thị trấn giúp bà con Nhân dân xây dựng nông thôn mới như: đổ đường, kênh mương bê tông, làm lề đường, xây dựng vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ... Chỉ đạo các công đoàn cơ sở xây dựng các sản phẩm OCOP như: nước mắm Cẩm Nhượng, rượu Cẩm Yên, ổi Cẩm Lạc, dưa chuột Cẩm Trung, gạo Cẩm Thành, bí xanh Cẩm Bình... Phát huy có hiệu quả quỹ “Mái ấm công đoàn”, “Quỹ vì người nghèo”, đã hỗ trợ 144 triệu đồng xây dựng 72 nhà “Mái ấm Công đoàn”, tặng 1.890 suất quà gần 700 triệu đồng cho các đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,... 3. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới a) Về huy động nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động trong 10 năm đạt 3.090,286 tỷ đồng, gồm: - Vốn trực tiếp thực hiện chương trình: 724,082 tỷ đồng, chiếm 23,4% (gồm: Ngân sách Trung ương 161,205 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh 141,121 tỷ đồng; Ngân sách huyện 215,777 tỷ đồng; Ngân sách xã 205,978 tỷ đồng) - Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 757,197 tỷ đồng, chiếm 24,5%; - Vốn tín dụng: 714,016 tỷ đồng, chiếm 23,1%; - Vốn doanh nghiệp: 62,422 tỷ đồng, chiếm 2%; - Nhân dân đóng góp: 776,29 tỷ đồng, chiếm 25,1% (gồm: tiền mặt 355,454 tỷ đồng; ngày công quy ra tiền 245,53 tỷ đồng; hiến đất, tài sản có giá trị: 175,305 tỷ đồng); 12 - Vốn huy động từ nguồn khác (đỡ đầu, tài trợ, con em xã quê...): 57,278 tỷ đồng, chiếm 1,9%. b) Quản lý sử dụng vốn - Đối với nguồn vốn ngân sách các cấp: Trên cơ sở Luật Đầu tư công, Nghị định 136/2015/NĐ-CP, Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020 và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, huyện đã tổ chức rà soát, phân bổ kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đảm bảo đầu tư có trọng tâm, hiệu quả. Hàng năm căn cứ vào Đề án, kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thông mới và nguồn vốn huy động, Ban quản lý nông thôn mới cấp xã lựa chọn các công trình, dự án cụ thể để hỗ trợ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu hoàn thành và nâng cao mức chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. - Đối với nguồn vốn Nhân dân đóng góp: Việc huy động đóng góp của Nhân dân do chính người dân ở các thôn, xóm, khu dân cư tự bàn bạc, quyết định, và thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, không quá sức dân theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Công văn số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, triển khai khác. Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do mình đóng góp thông qua các Ban Phát triển thôn, Ban giám sát cộng đồng nên đã đảm bảo được sự đồng thuận trong Nhân dân, đáp ứng được yêu cầu tiến độ và chất lượng xây dựng công trình phúc lợi ở các thôn, xóm. IV. KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN 1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định - Tổng số xã trên địa bàn huyện: 21 xã (khi bước vào xây dựng nông thôn mới có 25 xã và 2 thị trấn, sau sáp nhập còn 21 xã) - Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 21/21 xã, đạt 100%: Năm 2013: xã Cẩm Bình; Năm 2014 gồm các xã: Cẩm Thành, Cẩm Thăng; Năm 2015 gồm các xã: Cẩm Lạc, Cẩm Nam, Cẩm Quang, Cẩm Yên; Năm 2016 gồm các xã: Cẩm Vịnh, Cẩm Huy; Năm 2017 gồm các xã: Cẩm Hưng, Cẩm Phúc; Năm 2018 gồm các xã: Cẩm Minh, Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Sơn; Năm 2019 gồm các xã: Cẩm Quan, Cẩm Trung, Cẩm Hà, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Mỹ; Năm 2020 gồm các xã: Cẩm Thịnh, Cẩm Nhượng. NămTrong năm 2020 đã sáp nhập xã: Cẩm Yên và Cẩm Hòa thành xã Yên Hòa; xã Cẩm Thăng, Cẩm Nam và Cẩm Phúc thành xã Nam Phúc Thăng; xã Cẩm Huy sáp nhập vào thị trấn Cẩm Xuyên. - Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 2 xã Cẩm Bình, Cẩm Vịnh. (Kèm theo phụ lục 02: Danh sách các xã đạt chuẩn NTM) 2. Kết quả chủ yếu xây dựng nông thôn mới của các xã đến 31/12/2020 2.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch 13 a) Công tác lập quy hoạch. Sau khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã lập Đồ án quy hoạch và xây dựng các đề án để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011 toàn bộ các xã đã triển khai và hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới; đồng thời điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011, hoàn thành vào cuối năm 2013. Sau phê duyệt quy hoạch, Ủy ban Nhân dân các xã tổ chức công bố, công khai các quy hoạch được duyệt; ban hành quy chế quản lý quy hoạch; triển khai cắm mốc chỉ giới, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch theo quy chế được UBND huyện phê duyệt. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, các xã đã rà soát và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của địa phương. Đến năm 2020, sau sáp nhập còn 21 xã, 2 xã mới hình thành sau sát nhập đã xây dựng lại quy hoạch NTM xã (xã Nam Phúc Thăng và xã Yên Hòa) và được Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. b) Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các xã đã tổ chức triển khai thực hiện, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông theo đúng cấp đường quy hoạch. Các công trình phúc lợi như trạm y tế, trường học được mở rộng xây dựng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế; các vùng sản xuất đưa vào quy hoạch đã phát huy được lợi thế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 1 - Quy hoạch. 2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là huy động nội lực của Nhân dân, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, lồng nghép các nguồn vốn, hạ tầng trên địa bàn huyện được xây dựng khang trang, đồng bộ, kết nối, bền vững, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của huyện, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... a) Về giao thông Tại thời điểm năm 2011, nhìn chung các tuyến đường đã bị xuống cấp, tỷ lệ đạt chuẩn theo tiêu chí còn thấp, phần lớn các tuyến đường chưa được cứng hóa, cụ thể: đường trục liên xã mới cứng hóa được 76,9/151,09 km, đạt 50,9%; đường trục thôn cứng hóa 104,19/218,82 km đạt 47,6%; đường ngõ xóm cứng hóa 228,72/535,25km đạt 42,7%; đường trục chính nội đồng cứng hóa 95,65/374,23 km, đạt 25,5%. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, huyện đã tập trung vận động hiến đất, hiến công trình để mở rộng hành lang giao 14 thông, đã mở rộng được 496 km đường các loại, đảm bảo thông thoáng, đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới; đồng thời thực hiện tốt các cơ chế chính sách của tỉnh, vận động đóng góp của Nhân dân và lồng ghép các nguồn vốn, đã nhựa hóa, bê tông hóa hơn 1.051 km đường giao thông nông thôn. Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng mới góp phần quan trọng trong việc kết nối vùng miền, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân, vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Đường liên xã, trục xã: Tổng chiều dài 151,09 km, đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn 151,09 km, tỷ lệ đạt 100%. Các tuyến trục xã, liên xã trong huyện đạt quy mô nền đường rộng tối thiểu 6,5m, mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa rộng tối thiểu 3,5m đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Mỗi xã có 01 tuyến đường qua trung tâm hành chính xã có quy mô nền đường rộng tối thiểu 9,0m, mặt đường rộng tối thiểu 5,0m; - Đường trục thôn, liên thôn: Tổng chiều dài 224,48 km; đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn 204,19 km, tỷ lệ đạt chuẩn 91%; các tuyến đường trục thôn, liên thôn trong huyện nền đường rộng tối thiểu 5,0m, mặt đường rộng tối thiểu 3,5m đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; - Đường ngõ, xóm: Tổng chiều dài 544,36 km; đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn 480,63 km, chiếm tỷ lệ 88%, cơ bản các tuyến đường ngõ xóm trong huyện đảm bảo chiều rộng nền đường tối thiểu 5m, mặt đường tối thiểu 3,0m; đảm bảo thoát nước tốt, sạch và không lầy lội vào mùa mưa. - Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 389,45 km; đã cứng hóa đạt chuẩn 334,46 km, đạt tỷ lệ 86%; quy mô nền đường rộng tối thiểu 5,0m, mặt đường rộng tối thiểu 3,0m; đảm bảo cho xe cơ giới vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. - Các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước hai bên đường: Tổng chiều dài các đoạn đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn qua khu dân cư cần làm rãnh thoát nước là 264,98 km, trong đó có 228,15 km đã có rãnh thoát nước hai bên đường, đạt tỷ lệ 86%; các đoạn rãnh thoát nước thường xuyên được nạo vét, khơi thông đảm bảo khả năng thoát nước; - Đường trục xã có trồng cây bóng mát (đối với những đoạn có thể trồng được): Tổng cộng có 100,59 km đường trục xã, liên xã cần trồng cây xanh bóng mát; hiện nay đã trồng 100,59 km, đạt tỷ lệ 100%. Tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện lòng đường không bị lấn chiếm; lề đường, vỉa hè không bị che khuất tầm nhìn; công tác duy tu, bảo trì được thực hiện thường xuyên đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 - Giao thông. b) Về thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi của các xã được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch hệ thống thuỷ lợi chung của huyện đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố hóa đạt 374/413 km, 15 đạt 90%, tăng 47% so với năm 2011. Trên địa bàn huyện có 4 hồ đập lớn, có tổng dung tích trên 491,3 triệu m3, trong đó 3 hồ do Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý, 1 hồ do Công ty Cổ phần cấp nước Hà Tĩnh quản lý; gần 15 hồ, đập dâng nhỏ, 40 trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho tổng diện tích đất nông nghiệp. Hiện có 5 hệ thống công trình thủy lợi liên xã, gồm: Hệ thống thủy lợi hồ Kẻ Gỗ phục vụ 16 xã với chiều dài kênh mương 138,26 km. Hệ thống thủy lợi hồ sông Rác phục vụ cho 5 xã với chiều dài kênh mương 20,8km. Hệ thống thủy lợi hồ Thượng Tuy phục vụ 4 xã, chiều dài kênh mương 20,8km. Đập 19/5 tạo nguồn cấp nước tưới cho 3 xã, với chiều dài lòng đập 7km. Đập sông Quèn tạo nguồn cấp nước tưới cho 3 xã, với chiều dài lòng đập 3km. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được tiêu chủ động tính chung cho các xã trên địa bàn huyện là 17.516,3/18.515 ha, đạt 94,6%. Để phục vụ tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hàng năm, 100% các xã đã thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thành lập các Đội xung kích PCTT&TKCN cấp xã; đồng thời ban hành Quyết định giao chỉ tiêu nhân lực, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cụ thể đến từng thôn xóm, đơn vị; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; 100% số xã có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn như: Phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án sơ tán dân; phương án đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn và phương án cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn; phương án hộ đê, đảm bảo an toàn hồ chứa tại một số xã có đê và hồ đập; các phương án, kế hoạch đảm bảo nguyên tắc “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Hàng năm các xã đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, của UBND tỉnh, UBND huyện về công tác PCTT và TKCN. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn các xã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả; thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra được giảm thiểu. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 - Thủy lợi. c) Về điện 16 Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên được xây dựng từ những năm 1981 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay dự án ReII và Nhân dân đóng góp; bắt đầu năm 2008 đến năm 2012, hệ thống lưới điện được chính thức bàn giao về ngành điện quản lý, vận hành. Trong những năm qua, nhà nước và ngành điện đã triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư xây lắp, sửa chữa đường dây trung áp, đường dây hạ áp, các trạm biến áp trên địa bàn toàn huyện bằng các dự án: Năng lượng nông thôn II, Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia và các dự án ngành điện như tái thiết Đức; sửa chữa lớn hệ thống lưới điện hàng năm, các dự án chống quá tải lưới điện, các dự án từ các nguồn tài trợ, vốn vay ưu đãi… đến nay hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Toàn huyện có 353 trạm biến áp với tổng công suất vận hành là 74.821 kVA (trong đó có 246 TBA của ngành điện với tổng công suất là 43.242 kVA và 107 TBA của khách hàng với tổng công suất là 31.579 kVA); Các trạm biến áp phân phối chủ yếu sử dụng trạm treo, đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn điện theo quy định. Có 319,251 km đường dây trung áp đạt chuẩn; 5,2 km cáp ngầm trung áp đạt chuẩn; 672,732 km đường dây hạ áp đạt chuẩn; 48.811 khách hàng sử dụng điện (trong đó có 44.089 khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt và 4.722 khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt). Tổng số công tơ lắp đặt trên lưới là 49.074 cái trong đó công tơ 3 pha 2.439 cái; công tơ 1 pha 46.635 cái. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 - Điện; d) Về trường học Tại thời điểm năm 2011, toàn huyện có 77 cơ sở giáo dục gồm 27 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 18 trường THCS, 5 trường THPT; số trường học đạt chuẩn Quốc gia 45/77 trường, tỷ lệ 55%. Sau nhiều năm, cơ sở vật chất các trường học đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học trong thời kỳ mới, nhiều trường còn phòng học cấp 4, một số trường cơ sở vật chất còn manh mún, nhiều trường học diện tích đất chưa đạt theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Đến nay 100% số trường đã có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, 10 trường được mở rộng khuôn viên, 03 trường được đầu tư toàn bộ và chuyển sang địa điểm mới, có 89 công trình được xây mới với 403 phòng học, 85 phòng bộ môn, 40 thư viện, 6 nhà đa chức năng, 35 nhà ăn bán trú và các phòng chức năng khác theo quy định. Đến nay, quy mô trường lớp đã ổn định, toàn huyện có 70 trường, trong đó 21 xã có 59 trường học, 59/59 trường đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới. Các trường được xây dựng khang trang, hiện đại, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư; khuôn viên được mở rộng đủ diện tích; khu công trình công cộng có đủ sân chơi, bãi tập, nhà để xe, nhà vệ sinh nam nữ riêng biệt cho giáo viên và học sinh; hệ thống cấp thoát nước, điện phục vụ hoạt động được đầu tư đồng bộ, hầu hết các trường học đều đảm bảo khuôn viên xanh - sạch - đẹp - an toàn; 100% trường học có kết nối Internet, có Website thông tin hoạt động 17 thường xuyên; trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu được được đầu tư đủ số lượng. Đánh giá: 21/21xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 - Trường học. e) Về cơ sở vật chất văn hóa Trước khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn huyện có 12/25 nhà văn hoá xã; 7/25 khu thể thao xã; 265/276 nhà văn hoá thôn (trong đó 109/276 nhà đạt chuẩn về diện tích xây dựng, chiếm tỉ lệ 39,4%). 215 khu thể thao thôn; 148 sân bóng đá, 312 sân bóng chuyền…. Nhìn chung, cơ sở vật chất văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao của Nhân dân. Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, Nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp xây mới và nâng cấp 13 nhà văn hóa, 18 khu thể thao cấp xã; 165 nhà văn hóa thôn, 185 khu thể thao cấp thôn, các trang thiết bị, khánh tiết, các hạng mục phụ trợ được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người dân… Đến nay 21/21 xã có nhà văn hóa và Khu thể thao xã đạt chuẩn nông thôn mới, có các công trình phụ trợ, trang thiết bị, khánh tiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của địa phương. 198/198 thôn có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn, tiêu biểu như: nhà văn hóa xã Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Nhượng… Nhà văn hóa, khu thể thao thôn Trung Thịnh - Cẩm trung, Thượng Long - Cẩm Quan, Đông Đông Nam Lý Cẩm Bình,… Đánh giá: 21/21 xã đạt tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hóa. f) Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện và các vùng lân cận, có tính kết nối với các trung tâm thương mại, kinh tế lớn trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Toàn huyện có 21 chợ nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống chợ Hà Tĩnh đến năm 2020 đang hoạt động, trong đó có 02 chợ Đô thị (01 chợ hạng 1 và 01 chợ hạng 3), còn lại 19 chợ nông thôn hạng 3, thuộc 16 xã khu vực nông thôn. Trong 10 năm vừa qua, đã có 03 chợ được đầu tư xây dựng mới gồm: Chợ Hội, chợ Cẩm Thành và chợ Cừa - Cẩm Hòa; còn lại 18 chợ đều được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn chợ hạng 3 theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9211:2012, tổng kinh phí đầu tư hơn 310 tỷ đồng. Trung tâm thương mại chợ Hội là trung tâm thương mại lớn, được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa đầu tiên trên địa bàn tỉnh, với kinh phí 251 tỷ đồng, diện tích 4,7h, gần 1.000 hộ kinh doanh cố định, là trung tâm đầu mối giao thương, trao đổi hàng hóa quan trọng của huyện và các địa phương khác. Về công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ: Tất cả các chợ trên địa bàn huyện đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ sang doanh nghiệp, HTX quản lý, kinh doanh, khai thác theo quy định, đạt 100% kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2016. 18 Đối với 05 xã không có chợ, hoặc có quy hoạch phát triển chợ sau năm 2020 (Cẩm Vịnh; Cẩm Quang; Cẩm Quan; Cẩm Hưng và Cẩm Sơn) đã xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ, xã Cẩm Quan có siêu thị mini, các xã còn lại có 01- 02 cửa hàng tiện lợi và hệ thống cửa hàng kinh doanh tổng hợp có trên 40% đạt chuẩn; hồ sơ lưu trữ đảm bảo theo quy định tại Quyết định 05/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. g) Về Thông tin và truyền thông Toàn huyện có 25 điểm bưu điện văn hóa xã thuộc 21 xã (mỗi xã 01 điểm, riêng xã Yên Hoà có 02 điểm, xã Nam Phúc Thăng có 03 điểm), các điểm bưu điện đã được bổ sung các trang thiết bị, xây dựng các hạng mục theo Quyết định số 94/QĐ-STTTT ngày 10/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành hướng dẫn thực hiện và phương pháp đánh giá tiêu chí ngành Thông tin và Truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; điểm phục vụ bưu chính đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của các tổ chức, cá nhân tại địa phương như nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, phát hành báo,… Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác như: chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện, chi trả lương hưu và BHXH, thu BHXH tự nguyện, bán bảo hiểm ô tô, xe máy,... Các điểm phục vụ bưu chính có biển hiệu, có nhân viên phục vụ và thùng thư công cộng hoạt động theo quy định. 21/21 xã có dịch vụ viễn thông, internet đạt yêu cầu, mỗi xã đều có ít nhất 01 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng; đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Hạ tầng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ internet đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng, đảm bảo hoạt động ổn định; Bình quân toàn huyện có trên 60% số hộ gia đình đã sử dụng internet. Tất cả các xã trong huyện có Đài truyền thanh không dây và hệ thống loa, cụm loa đến thôn; các xã thực hiện nghiêm túc việc tiếp sóng Đài 3 cấp và truyền tải các thông tin quản lý, điều hành của địa phương. Đài truyền thanh các xã hoạt động ổn định, thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp với mục đích, tình hình kinh tế - chính trị của huyện, xã. Toàn bộ các thôn, xóm có hệ thống loa, cụm loa ngoài trời đặt tại địa bàn thôn đảm bảo 100% số hộ gia đình của các thôn, xóm nghe được các thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. 100% số xã trong huyện có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành; hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc hoạt động thông suốt từ huyện đến cơ sở; 100% cán bộ, công chức của các xã đã được cấp hòm thư điện tử công vụ và sử dụng thành thạo, tạo thuận lợi cho việc quản lý, điều hành và giải quyết công việc; 100% số xã trong huyện có trang thông tin điện tử của địa phương. 19 Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 - Thông tin và Truyền thông. h) Về nhà ở dân cư Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, thu nhập ngày càng tăng lên, Nhân dân đã đầu tư xây dựng nhà ở đảm bảo kiên cố, khang trang. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để kiên cố hóa nhà ở cho người dân trên địa bàn; thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người nghèo, người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở (Quyết 22 và Nghị quyết 63, 46 của Chính phủ) đảm bảo 3 cứng, đến nay đã hỗ trợ cho 427/427 hộ người có công với cách mạng xây mới, sửa chữa nhà ở bằng nguồn ngân sách từ Trung ương và tỉnh cấp; bên cạnh đó huyện đã kêu gọi nhà hảo tâm từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng trên 701 nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách và hộ nghèo, với số tiền hỗ trợ hơn 25,8 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn cải thiện nhà ở từ Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ vì người nghèo... Tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động xây mới, cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình phụ trợ, công trình vệ sinh đảm bảo sinh hoạt của người dân. Năm 2020 sau khi có trận lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn đã làm hư hỏng một số nhà ở của nhân dân, huyện đã chủ động rà soát đồng thời kêu gọi các nguồn vốn của các nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng nhà ở cho các hộ bị thiệt hại do lũ lụt nhằm củng cố vững chắc tiêu chí. Hiện nay toàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng trên địa bàn 21 xã: 32.313/36.916 hộ, đạt 87,53%; trong đó 21 xã/21 xã có tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn trên 80%. Đánh giá: 21/21 xã đạt tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư. 2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nông thôn mới, huyện Cẩm Xuyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế huyện nhà; sau 10 năm, đã đạt được những thành tựu khá nổi bật, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 8,89%, quy mô giá trị sản xuất năm 2020 đạt 11.800 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2011. Các lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh mẽ, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giảm xuống còn 26,89%, Công nghiệp - Xây dựng đạt 33,41%, Thương mại - Dịch vụ đạt 39,7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 41,26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 3,41%. Các hình thức tổ chức sản xuất được thành lập, hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh, huyện, góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tổng số kinh phí để thực hiện chính sách hơn 197 tỷ đồng; bên cạnh các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện đã chủ động ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất, như Quyết định 4711/QĐ-UBND, Quyết định 3533/QĐ-UBND, Nghị quết 33/NQ 20 HĐND, Nghị quyết 107/NQ-HDND, Nghị quyết số 23 về phát triển cây cam chất lượng cao, Nghị quyết số 34 về phát triển nuôi trồng thủy sản... a) Phát triển sản xuất: * Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được nhiều kết quả, kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, VietGAP, liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị được quan tâm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2100 tỷ đồng/năm; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội ngành từ 29,7% năm 2011 tăng lên 42,1% năm 2020; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích năm 2020 đạt 90 triệu đồng/ha/năm, tăng 41,28 triệu đồng so với năm 2011; phát triển sản xuất rõ nét, khai thác hiệu quả lợi thế 3 vùng sinh thái. - Trên lĩnh vực trồng trọt, diện tích cấy lúa hàng năm đạt 18.500 ha, năng suất trung bình đạt trên 55 tạ/ha, sản lượng đạt trên 10,5 vạn tấn/năm. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ chuyển biến tích cực, phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện, chuyển sang sản xuất các giống lúa ngắn ngày, các giống lúa chất lượng cao; thực hiện hiệu quả phá ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sản xuất cánh đồng lớn với diện tích gần 3.000ha; phát triển nhiều mô hình sản xuất lúa đạt chuẩn hữu cơ, VietGAP, với diện tích hơn 500ha, gắn với xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tiêu biểu tại các xã Cẩm Duệ, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh... Sản xuất cây trồng cạn với diện tích hàng năm đạt gần 5.000 ha; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn như: sản xuất rau, củ, quả tại Cẩm Trung, Cẩm Bình..., sản xuất rau công nghệ cao trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển tại Yên Hòa, Cẩm Dương, Thị trấn Thiên Cầm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau củ quả, xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, quản lý sản xuất bằng công nghệ tự động hóa tại các xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Bình, Cẩm Dương, Cẩm Sơn... Sản xuất trong các vườn hộ gắn với xây dựng vườn mẫu, theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Bước đầu hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung tại các xã bán sơn địa, như ổi Cẩm Lạc; cam, bưởi ở Cẩm Sơn, Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh... - Chăn nuôi phát triển mạnh về tổng đàn, chất lượng đàn; đàn lợn duy trì khoảng 60 nghìn con, chất lượng đàn tăng lên rõ rệt, lợn siêu thịt đạt tỷ lệ 65% (tăng 50% so với năm 2011); đàn trâu bò 25,5 nghìn con, tỷ lệ bò lai, Zê bu đạt 31%; đàn gia cầm duy trì 1.000 -1.200 nghìn con. Phát triển chăn nuôi tập trung, liên kết được đẩy mạnh; Toàn huyện có 51 vùng chăn nuôi lợn tập trung, chiếm 48% tổng đàn; trong đó có 5 cơ sở nuôi lợn nái ngoại với quy mô trên 300 nái, 21 trang trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô trên 500 con/lứa, tiêu biểu Doanh nghiệp tư nhân Tịnh Toàn - xã Nam Phúc Thăng quy mô 6000 con/lứa, doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Bảo Yến xã Cẩm Sơn quy mô 3500 con/lứa, Hợp tác xã Hà Phi xã Cẩm Hưng 1200 con/lứa... phát triển chăn nuôi bò thịt, chất lượng cao, nuôi nhốt trong các nông hộ, gia trại với quy mô từ 5-30 còn/hộ, cho thu nhập hàng năm từ 70-250 triệu đồng/hộ, tiêu biểu ở các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cẩm Minh, Cẩm Lạc... Chăn nuôi gia cầm theo hướng 21 an toàn, gia trại tại các xã vùng ven biển, ven đồi như Yên Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Minh, Cẩm Lạc… - Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả. Toàn huyện có 1042 tàu đánh bắt thủy hải sản có lắp máy, đội tàu đánh bắt xa bờ 97 tàu, sản lượng khai thác hàng năm 8.400 tấn. Phát triển nhanh nuôi tôm thâm canh, thâm canh công nghệ cao trên cát với diện tích 120 ha tại các xã Yên Hòa, Cẩm Dương, nuôi ốc hương 38 ha tại Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, nuôi nhuyễn thể 66 ha tại Thiên Cầm, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Nhượng... Nuôi cá nước ngọt diện tích 550 ha, năng suất trung bình 2 tấn/ha. Một số đối tượng nuôi mới, có giá trị cao được đưa vào thử nghiệm: cá Vược, Cua, cá Chép dòn, cá Leo.... Chuyển mạnh từ nuôi hộ gia đình sang tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; khai thác thủy sản chuyển dịch theo hướng thành lập tổ, đội, đánh bắt xa bờ, khai thác các sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao. - Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện 32.561 ha, trong đó đất rừng sản xuất 8.610,7 ha chiếm 26,4% đất lâm nghiệp; diện tích rừng trồng 6.782 ha, chiếm 78,7% rừng sản xuất, rừng trồng chủ yếu là gỗ keo; hàng năm toàn huyện khai thác 258,5 ha rừng trồng, với sản lượng 15.367,5 tấn, trị giá hơn 15 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các Nhà máy chế biến tại Khu kinh tế Vũng áng và một số doanh nghiệp nhỏ ở địa phương thu mua, chế biến thành các sản phẩm. * Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển: Giá trị sản xuất năm 2020 đạt 2.609 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2011. Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên với quy mô hơn 50ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 75%, là cụm công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao nhất toàn tỉnh. Một số dự án lớn đầu tư sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, như: Nhà máy điện mặt trời xã Yên Hòa (mức đầu tư 1150 tỉ đồng); Nhà máy gạch không nung của Công ty Trần Châu (mức đầu tư 350 tỷ đồng); Bánh kẹo Tân Tiến Phát; Bê tông Bắc Á; Tôn thép Hoàng Hải; Bao bì Sao mai... * Thương mại, dịch vụ, du lịch tăng trưởng mạnh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của huyện: tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ, du lịch tăng bình quân 10,93%/năm, năm 2020 đạt 3.213 tỷ đồng. Hàng năm thu hút trên 40 nghìn lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2015; trọng điểm là khu du lịch Quốc gia biển Thiên Cầm; kết cấu hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng, lưu trú; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch được quan tâm. Hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư khá đồng bộ; đã tập trung xây dựng đạt chuẩn các chợ nông thôn, chuyển đổi hình thức quản lý chợ, xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại dịch vụ nông thôn, xây dựng siêu thị mini, mở rộng mạng lưới kinh doanh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ, thương mại; xây dựng trung tâm thương mại Chợ Hội đạt chuẩn chợ hạng I, là trung tâm kinh doanh, phân phối hàng hóa trọng điểm của huyện. 22 * Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, huyện Cẩm Xuyên đã ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện chương trình; hỗ trợ các cơ sở lập và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Đến nay toàn huyện có 11 sản phẩm đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, năm 2021 dự kiến có 14 sản phẩm đạt chuẩn sáu tháng đầu năm. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đã tăng doanh số từ 1,5-2 lần so với ban đầu, quy trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn thực phẩm đã tạo hiệu ứng tích cực cho việc phát triển các sản phẩm OCOP khác trong thời gian tới. * Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Trước năm 2011, chưa có xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất; có 122 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng, vận tải; có 47 Hợp tác xã chủ yếu trên lĩnh vực tín dụng, vận tải, dịch vụ nông nghiệp, tuy vậy nhiều hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, vốn điều lệ ít, tính bền vững không cao. Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng trên các lĩnh vực, là cầu nối quan trọng để liên kết sản xuất hàng hóa, bao tiêu sản phẩm. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh được xây dựng mới, nhất là các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. - Doanh nghiệp: Toàn huyện hiện có 451 doanh nghiệm hoạt động trên các lĩnh vực, trong đó có 27 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2020, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, các loại máy móc hiện đại được đầu tư đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện. Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như: Công ty cổ phần tập đoàn Thành Huy; Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Bắc Á; Công ty cổ phần thương mại và xây dựng 269; Doanh nghiệp tư nhân Tịnh Toàn hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nuôi lợn thương phẩm với quy mô 4.000 con/lứa; doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Bảo Yến, hoạt động trên lĩnh vực chăn nuôi lợn với quy mô 4.000 con; Công ty cổ phần xây dựng và nuôi trồng thủy sản Hoàng Minh... * Hợp tác xã: sau khi kiện toàn các Hợp tác xã theo Luật năm 2012, đến nay toàn huyện có 120 Hợp tác xã và Qũy tín dụng nhân dân, trong đó phân theo lĩnh vực, có 56 HTX hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, chiếm 46,67%, 14 HTX Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 11,67%; 25 HTX môi trường, chiếm 20,83%; 7 HTX vận tải, xây dựng, chiếm 5,83%, 11 HTX Thương mại, dịch vụ chiếm 9,17 %, 7 Qũy tín dụng, chiếm 5,83 %. Tổng số thành viên của các HTX là 1.038 người; đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của các HTX. Về quy mô hoạt động, tổng vốn điều lệ của các HTX nông nghiệp là 286.000 triệu đồng, trong đó HTX có vốn điều lệ thấp nhất là 50 triệu đồng, mức cao nhất 23 là 40.000 triệu đồng, trung bình 2.300 triệu đồng/HTX. Về hiệu quả hoạt động: Cơ bản các HTX đều hoạt động có hiệu quả trong hai năm liền kề, năm 2020 doanh thu bình quân của các HTX là 680 triệu đồng, lợi nhuận bình quân đạt 107 triệu đồng/năm, tăng gấp 3-4 lần so với năm 2011. Các Hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp ít nhất một trong các khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản, là khâu nối quan trọng để tổ chức sản xuất, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện. 23/23 xã, thị trấn có các HTX dịch vụ nông nghiệp, trực tiếp cung ứng các dịch vụ về sản xuất nông nghiệp, cung ứng giống, phân bón, bao tiêu nông sản cho thành viên, nhiều HTX thực hiện thêm các dịch vụ về môi trường. Nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả cao, doanh thu hàng năm lớn, như: HTX chăn nuôi tổng hợp và dịch vụ xây dựng Minh Lộc, Cẩm Minh, doanh thu hàng năm đạt 14.000 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 28 lao động địa phương; Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Xuân Thống, Cẩm Thạch liên kết sản xuất, bao tiêu lúa gạo cho các hộ dân trên địa bàn huyện; HTX Dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp Cẩm Thành, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, xây dựng thương hiệu gạo đạt chuẩn OCOP; HTX kinh doanh dịch vụ thủy hải sản Thu Hùng (Cẩm Nhượng) sản xuất, chế biến thủy hải sản với 03 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao (Nước mắm, mực khô, tôm nõn), đặc biệt các HTX nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập cho các thành viên và giải quyết việc làm cho lao động địa phương như HTX nuôi trồng thủy sản và dịch vụ tổng hợp Cẩm Dương, với mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGap, doanh thu hàng năm đạt 1.800 triệu đồng…… Tại các xã đều có tỷ lệ hộ sử dụng dịch vụ từ HTX đạt tối thiểu 30% trong tổng số hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp trên địa bàn. Các dịch vụ của HTX chủ yếu là dịch vụ cung ứng đầu vào như: Thủy lợi, giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, con giống, trồng rau củ quả, môi trường, chợ, tín dụng… Các HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chăn nuôi, HTX sản xuất, dịch vụ thương mại Nông nghiệp, HTX thủy sản trên địa bàn huyện đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 4-7 triệu đồng/người/tháng; đồng thời hình thành được các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn, ổn định được đầu ra sản phẩm, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, mở thị trường tiêu thụ ra các tỉnh. * Về mô hình: từ năm 2011 đến nay đã thành lập mới 1.320 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó có 322 mô hình có doanh thu trên 1 tỷ đồng, 163 mô hình có doanh thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, 1.067 mô hình có doanh thu từ 100-500 triệu đồng. Thực hiện rà soát, phân loại theo Hướng dẫn số 218 của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay có 534 mô hình sản xuất, trong đó có 95 mô hình lớn, 181 mô hình vừa, 258 mô hình nhỏ, có 62 mô hình liên kết sản xuất xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị đảm bảo bền vững, như: 17 mô hình liên kết chăn nuôi lợn thương phẩm với Công ty Mitraco Hà Tĩnh với quy mô từ 500 con/lứa/mô hình; mô hình liên kết chăn nuôi lợn thương phẩm với quy mô 4000 con/lứa của doanh nghiệp tư nhân Tịnh Toàn, doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Bảo Yến...; mô hình sản xuất rau củ quả đạt chuẩn VietGap của HTX Hà Trung; mô hình nuôi tôm trên cát của HTX Nuôi trồng và dịch vụ tổng hợp xã 24 Cẩm Dương; Các mô hình liên kết sản xuất cánh đồng lớn với các Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh, Công TNHH Đại Ngân Chemical, Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An… Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 13 - Tổ chức sản xuất. b) Về lao động việc làm, hộ nghèo: Xác định tạo việc làm là mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo anh sinh xã hội, huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thu hút đầu tư vào địa bàn, khuyến khích phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tổ chức các Hội nghị tư vấn học nghề, tìm việc làm, xuất khẩu lao động, các sàn giao dịch việc làm kết nối người lao động với các Doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp. Mỗi năm, huyện có trên 4 nghìn lao động được tư vấn học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, trong đó có gần 2 nghìn lao động được tham gia các Chương trình xuất khẩu lao động, tìm được việc làm tại các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đến nay, huyện có trên 10 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài, mang lại nguồn ngoại tệ gần 2 nghìn tỷ mỗi năm, đây là nguồn thu vô cùng lớn đối với huyện. Từ nguồn kinh phí này Nhân dân đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ đời sống, đóng góp xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm toàn huyện đạt 99,94% (85.376/85.429 lao động), tăng 12,48% so với năm 2011. Tổ chức rà soát, đánh giá hộ nghèo hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo; thực hiện tốt việc phân loại hộ nghèo, giúp hộ nghèo tiếp cận các cơ chế chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án giảm nghèo, các nguồn vốn… để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế. Song song với hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, huyện đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, như hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở... Thực hiện tốt cuộc vận động ngày vì người nghèo, phát động, kêu gọi, được Nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ứng tích cực. Từ hoạt động trên góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện, năm 2020, tổng số hộ nghèo 1.490 hộ, chiếm tỷ lệ 3,41%, giảm 8,96% so với năm 2016, hộ nghèo sau khi trừ các đối tượng bảo trợ xã hội còn 724 hộ, chiếm tỉ lệ 1,68%. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 - Hộ nghèo và tiêu chí số 12 - Lao động có việc làm. c) Về thu nhập: Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ,... từ đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2020 đạt 41,26 triệu đồng/người, trong đó bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 39,96 triệu đồng/người/năm. 25 Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 - Thu nhập 2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường a) Về giáo dục và đào tạo Đến nay 100% số xã đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và duy trì đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi; 100% số xã đạt phổ cập giáo dục (Tiểu học đạt mức độ 3, THCS đạt mức độ 3). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học các loại hình THPT, bổ túc THPT, trung cấp và học nghề là 94,2 %. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 55,71% (47.567/85.376 lao động) (tăng 35,65% so với năm 2011). Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 - Giáo dục và Đào tạo. b) Về y tế: Sau khi hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010, các trạm y tế xã, thị trấn đã có đủ phòng làm việc, nhưng cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp, một số trạm còn nhà cấp 4. Thực hiện kế hoạch xây dựng chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020, từ năm 2011 đến nay đã đầu tư xây mới 13 nhà khám chữa bệnh kiên cố tại 13 trạm y tế (Cẩm Minh, Cẩm Thịnh, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh, Cẩm Hà, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Hưng, Cẩm Sơn, Cẩm Thạch, Cẩm Lạc, Cẩm Thành); cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế khác đảm bảo quy định. Cơ sở vật chất được kiên cố hóa đạt chuẩn, đủ các giường, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn. Đến nay 23/23 trạm y tế xã, thị trấn đầy đủ trang thiết bị theo quy định. Các trạm y tế xã được trang bị 100% giường inox, 23/23 trạm y tế xã, thị trấn có máy đo đường huyết, bình ô xy, máy hút đờm giải, có 20/23 trạm có máy siêu âm; trang thiết bị y tế đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Về nhân lực 23 trạm y tế xã, thị trấn được sắp xếp đủ nhân lực với cơ cấu theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 02/6/2007 thông tư liên tịch Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Từ năm 2011 đến nay có 11 y sỹ đa khoa được cử đi đào tạo bác sỹ đa khoa và trở lại phục vụ tại địa phương, 29 điều dưỡng trình độ trung cấp và y sỹ đa khoa được cử đi học cao đẳng điều dưỡng, 17 nữ hộ sinh trung cấp và y sỹ sản nhi được cử đi học cao đẳng hộ sinh. Đội ngũ cán bộ viên chức y tế tại các trạm y tế xã, thị trấn đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, các chương trình Y tế - Dân số được triển khai có hiệu quả, 100% số trạm có Bác sỹ. Các chỉ số cơ bản đánh giá xã chuẩn quốc gia về y tế xã trong tiêu chí Nông thôn mới: - Từ năm 2011đến nay đã được UBND tỉnh công nhận 23/23 trạm y tế xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; 26 - Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế năm 2011 là 66,89%, đến nay tỷ lệ đạt 93,58%. Không có xã nào có tỷ lệ thấp hơn so với quy định; - Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) năm 2011 là 20,8%; đến nay là 14,5%, không có xã nào có tỷ lệ cao hơn so với quy định; - Về Tiêu chí xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020: Từ năm 2012 đến nay các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Kết quả 23/23 xã, thị trấn đã được UBND tỉnh công nhận đạt “Tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020”. - Về Tiêu chí Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn huyện đến nay là 162.370/162.370 người, đạt tỷ lệ 100%; Không có xã nào có tỷ lệ thấp hơn theo quy định. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 - Y tế. c) Về văn hoá Năm 2011, toàn huyện có 188/276 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 68,1%. Đến nay, toàn huyện có 190/198 thôn được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa, chiếm tỷ lệ 95,9% (tăng 27,8% so với năm 2011), 21/21 xã có tỷ lệ thôn văn hóa đạt trên 70%; 38.348/42.843 gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt tỷ lệ 90%; 100% số thôn đã ban hành và áp dụng có hiệu quả hương ước của thôn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, có hiệu quả thiết thực. Hàng năm tổ chức 125-135 giải thể thao, 55-70 chương trình văn nghệ; xây dựng và duy trì hoạt động 19 câu lạc bộ dân ca ví dặm, 215 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cấp cơ sở. Tổ chức tốt ngày hội văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống hàng năm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao từ huyện đến cơ sở được tổ chức thường xuyên, sôi nổi, tạo điều kiện cho Nhân dân tiếp cận hưởng thụ đời sống văn hóa. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 - Văn hóa. d) Môi trường và an toàn thực phẩm: Xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, trong những năm qua huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng môi trường. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân thông qua phát động các phong trào như xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, hưởng ứng ngày môi trường Thế giới, tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội phát động phong trào xây dựng Chi hội Xanh - Sạch - Đẹp, đoạn đường Xanh - Sạch - Đẹp, xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, phân loại rác tại nguồn, phong trào làm nệm lót sinh học cho chăn nuôi nông hộ... 27 Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường được quan tâm, hàng năm huyện ưu tiên bố trí ngân sách, lồng ghép nguồn vốn để hỗ trợ mở rộng mạng lưới cấp nước sạch ở các địa phương, bố trí ngân sách thanh toán chi phí xử lý rác thải sinh hoạt, hỗ trợ mua sắm phương tiện chuyên dụng để thu gom, vận chuyển rác. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Nhờ thực hiện tốt và đồng bộ nhiều giải pháp nên môi trường trên địa bàn huyện được cải thiện, ngày càng sạch, đẹp, văn minh. * Tỷ lệ hộ sử sụng nước hợp vệ sinh, nước sạch: - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh toàn huyện là 42.866/43.619 hộ, đạt 98,3%; số hộ đạt theo quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT là 29.685/43.619 hộ, đạt 68,05% (riêng tại 21 xã, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 38.082/38.859 hộ, đạt 98%, tỷ lệ hộ sử dụng sạch đạt chuẩn quốc gia là 26.003/38.859 hộ, đạt 67%). Định kỳ, Trung tâm nước sạch và VSMT - Sở NN&PTNT tỉnh lấy mẫu, kiểm định chất lượng mẫu nước; sau các đợt kiểm tra định kỳ, khẳng định nguồn nước Nhân dân sử dụng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Ngoài ra, tại các xã, thị trấn có hơn 50% số hộ sử dụng máy lọc nước mini phục vụ ăn uống, người dân thường xuyên thau rửa các dụng cụ đựng nước sinh hoạt để đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh. Đánh giá đến thời điểm hiện tại 21/21 xã đều đạt chỉ tiêu theo quy định. Trên địa bàn huyện hiện có 4 công trình cấp nước tập trung: Bộc Nguyên, Bắc Cẩm Xuyên, Cẩm Quan và Cẩm Nhượng: cung cấp nước sạch cho 10/23 xã, thị trấn trên địa bàn với 12.254/43.214 hộ (gồm: Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh và Thị trấn Cẩm Xuyên) cung cấp nước cho hộ gia đình, đạt tỷ lệ 28,36%. * Tỷ lệ các hộ sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: Trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên có 1.250 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ hoạt động đảm bảo môi trường, đạt tỷ lệ 100%, trong đó: - Có 125 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng UBND tỉnh, UBND huyện chấp thuận hồ sơ môi trường, gồm: 38 trang trại chăn nuôi lợn tập trung, 01 trang trại chăn nuôi bò giống, có 12 cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô trên 5ha, 74 cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Trong số đó có 17 cơ sở có Báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND tỉnh phê duyệt, có 108 cơ sở có Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường do UBND huyện xác nhận. Hàng năm UBND huyện chỉ đạo thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng môi trường định kỳ để theo dõi, quản lý; các cơ sở đã thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường cơ bản theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận. Định kỳ, đột xuất đều được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ. + Có 1.125 cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, tuy nhiên, UBND các xã, thị trấn đã ký cam kết bảo vệ môi trường với các cơ sở và thường xuyên kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền. 28 + Huyện có Cụm công công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên với diện tích 50 ha, hiện tại đang có 08 cơ sở sản xuất hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 75%; 100% doanh nghiệp đều có hệ thông thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định tại hồ sơ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chất thải rắn sinh hoạt được HTX môi trường xã Cẩm Vịnh thu gom, vận chuyển về xử lý tại Nhà máy; chất thải nguy hại (gồm dầu, mỡ, khăn lau, bóng đèn hỏng,...) được các cơ sở lưu vào thùng, có nắp đậy theo quy định và Công ty TNHH Một thành viên chế biến công nghiệp Hà Tĩnh thu gom, xử lý theo hợp đồng ký kết; Ngoài ra, UBND huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước mưa chảy tràn, mương thoát nước thải đầu ra sau xử lý với kinh phí hơn 10 tỷ đồng. * Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn: Cảnh quan môi trường, nhất là khu dân cư được chỉnh trang đảm bảo sạch, đẹp, với trên 235km hàng rào được trồng cây xanh và phủ bằng cây xanh; toàn huyện có tổng số 307 tuyến đường xanh - sạch - đẹp, trong đó có 152 tuyến dài hơn 63km được trồng hoa hai bên; đường trục xã được trồng cây bóng mát theo đúng khoảng cách và đảm bảo khả năng giao tán sau khi trưởng thành. Có 100,59 km đường trục xã, liên xã cần trồng cây xanh bóng mát và bu bảo vệ, chăm sóc. Tổng chiều dài các đoạn đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn qua khu dân cư cần làm rãnh thoát nước là 264,98km, trong đó đã thực hiện 228,15 km chiếm tỷ lệ 86%; các đoạn rãnh thoát nước thường xuyên được nạo vét, khơi thông đảm bảo khả năng thoát nước; các khu dân cư không có hiện tượng nước thải ứ đọng, ngập úng. Đặc biệt, đã xây dựng 83 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư mẫu và 152 tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, từ đó góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn trở thành những miền quê đáng sống. * Quản lý, thực hiện mai táng theo quy định, phong tục tập quán và theo hương ước của địa phương tại các nghĩa trang được quy hoạch; nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch: Trên địa bàn huyện có 134 nghĩa trang, trong đó có 84 nghĩa trang nằm trong quy hoạch nông thôn mới, 50 nghĩa trang ngoài quy hoạch, đã có Quyết định đóng cửa. Các nghĩa trang nằm trong quy hoạch nông thôn mới đã được quy hoạch chi tiết và thực hiện đúng quy hoạch, ban hành quy chế, hương ước quản lý nghĩa trang, đã tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt (làm cổng, hàng rào, đường vào bằng bê tông và trồng cây xanh), thực hiện hung, cát táng theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định: Chất thải rắn được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo môi trường; cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý, xử lý chất thải rắn đồng bộ. Huyện có Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại xã Cẩm Quan, được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án số 2585/QĐ-UBND ngày 05/8/2011, hoàn thành đi vào hoạt động từ tháng 10/2012 với diện 10,5ha, công suất thiết kế 200 tấn/ngày đêm, phục vụ việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và Thành phố Hà Tĩnh. Có 25 Hợp tác xã Môi trường hoạt động thu gom, 29 vận chuyển rác thải sinh hoạt; số phương tiện thu gom hiện có 08 xe chuyên dụng vận chuyển rác thải, 03 xe tải các loại, 53 xe đẩy tay, 180 xe cải tiến, 248 thùng rác nhựa. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình quân khoảng 19 nghìn tấn/năm, cụ thể: năm 2018: 11.875,3 tấn; năm 2019: 11.440,07 tấn, năm 2020: 12.039 tấn. 100% khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, sau khi phân loại xử lý tại nguồn thì được vận chuyển, xử lý tại nhà máy. Công tác phân loại rác thải tại nguồn được quan tâm thực hiện, 223/223 thôn, tổ dân phố được tập huấn, hướng dẫn phân loại rác; 31.373 hộ, chiếm 72,6% số hộ thực hiện phân loại rác tại nguồn; đối với rác hữu cơ dễ phân hủy, được xử lý thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất, còn lại được vận chuyển về xử lý tại nhà máy. * Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh: Toàn huyện có 41.789/43.214 gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 97%; 100% hộ gia đình có nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường ngoài, không gây mùi khó chịu và không làm phát sinh ruồi muỗi, côn trùng sinh nở. - Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo yêu cầu, có hệ thống thoát nước không để chảy tràn ra môi trường: có 43.214/43.214 hộ (đạt 100%) có nhà tắm kín đáo, có tường rào, mái che. - Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh: có 41.586/43.214 hộ gia đình có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch, đạt 96%, có bể trữ nước sinh hoạt bằng inox hoặc bằng nhựa với thể tích bể trung bình/hộ giao động từ 1 - 3m3/hộ. * Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: Toàn huyện có 38 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung với quy mô từ 300 con/lứa trở lên, trong đó có 5 cơ sở nuôi trên 1.000 con/lứa; có 01 cơ sở chăn nuôi bò giống của Công ty Mitraco với quy mô trên 500 bò giống chất lượng cao; 38/38 cơ sở tùy theo quy mô chăn nuôi, diện tích chuồng nuôi đều lập đánh giá tác động môi trường, đăng ký xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Có 3.570 hộ chăn nuôi lợn quy mô dưới 50 con/lứa; 27 hộ chăn nuôi lợn quy mô từ 50-150 con/lứa và 9.646 hộ chăn nuôi trâu, bò. Cơ bản các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có chuồng trại xây dựng kiên cố, tách biệt nhà ở và công trình nước sinh hoạt, có giải pháp bảo vệ môi trường như: hố ủ phân, bể biogas, đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm khử mùi và thực hiện ký cam kết bảo vệ môi trường, khai báo hoạt động chăn nuôi với khu dân cư, chính quyền địa phương theo đúng Luật Chăn nuôi. Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 94%; Hàng năm huyện và các xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại; ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Cộng đồng dân cư thực hiện việc giám sát đối với bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nông hộ thông qua quy ước, hương ước của thôn xóm; 30 nhờ vậy mặc dù chăn nuôi nông hộ lớn nhưng môi trường được đảm bảo. * Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: Công tác đảm bảo ATTP luôn được quan tâm, chú trọng. Hàng năm, UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Trong 10 năm qua, đã ban hành 30 kế hoạch, tổ chức 65 cuộc tuyên truyền, vận động về sản xuất, kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đối tượng tuyên truyền được phủ rộng; 100% thành viên Ban chỉ đạo ATTP, cán bộ làm công tác ATTP từ huyện đến xã được tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ kiến thức, thực hành đúng về quản lý ATTP trên các lĩnh vực. Toàn huyện có 538 hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (đạt 100%), trong đó ngành Y tế quản lý 98 hộ gia đình, cơ sở; ngành nông nghiệp quản lý 40 hộ gia đình, cơ sở; ngành Công thương quản lý 400 hộ gia đình, cơ sở. Việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nhiều chuyển biến rõ rệt, các điều kiện ATTP được đảm bảo tốt hơn. Vì vậy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Đáng giá: 21/21 xã đạt tiêu chí 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm. 2.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội a) Xây dựng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật - Hệ thống chính trị: + Tổng số cán bộ, công chức của 21 xã trên địa bàn huyện là 401 người, đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã: Các xã luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đến nay, 100% tổng số cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định, có đủ năng lực, trách nhiệm, tâm huyết trong và phát huy hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. + 21/21 xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định; bao gồm: Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Trong những năm gần đây, không có tổ chức, đoàn thể bị xếp loại yếu kém. + 100% Đảng bộ cơ sở cấp xã hàng năm đều được Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá, xếp loại “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”; 100% chính quyền các xã được HĐND, UBND huyện xếp loại đạt danh hiệu “Chính quyền cơ sở vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. 31 + 21/21 xã có tổ chức chính trị - xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh được tổ chức đoàn thể chính trị huyện đánh giá, xếp loại “Khá” trở lên. - Về tiếp cận pháp luật: Công tác bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật được thực hiện đúng theo quy định, không có văn bản bản hành vượt thẩm quyền, sai nội dung; các dự thảo góp ý văn bản Luật của cấp trên được triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ; công tác thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND xã được triển khai đồng bộ, niêm yết đầy đủ các loại thủ tục hành chính theo quy định, bố trí địa điểm và công chức tiếp nhận hồ sơ cũng như trả kết quả theo quy định, 100% phiếu đánh giá hài lòng của người dân về thái độ phục vụ và thời hạn trả hồ sơ; công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được thực hiện thường xuyên, kịp thời phổ biến tuyên truyền những văn bản pháp luật mới đến với người dân; quy chế dân chủ được thực hiện tốt, thiết chế tiếp cận pháp luật được tổ chức và hoạt động đầy đủ. 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình: toàn huyện có 8/21 xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ (Cẩm Hưng, Cẩm Dương, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Vịnh, Nam Phúc Thăng). Các xã còn lại có tỷ lệ nữ là ủy viên cấp ủy đạt trên 15% và đều có quy hoạch cán bộ nữ chủ chốt theo quy định. 100% xã có phụ nữ thuộc hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi từ các chương trình; không phát hiện trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn; việc thông tin tuyên truyền về bình đẳng giới được quan tâm thực hiện hiệu quả trên hệ thống truyền thanh cơ sở; các xã đều thành lập mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh, cam kết nói không với bạo lực gia đình. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 - Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. b) Đảm bảo Quốc phòng, an ninh trật tự ở nông thôn - Lực lượng dân quân tự vệ các xã được quan tâm xây dựng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Đến nay, 21/21 xã có đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy Quân sự cấp xã được tổ chức biên chế theo quy định (Chỉ huy trưởng là thành viên UBND xã, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm). Hàng năm, 21/21 xã hoàn thành chỉ tiêu quốc phòng; 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh. Công tác diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, cấp xã đạt kết quả tốt. - Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát huy sâu rộng, phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm. Nhiều mô hình được duy trì, nhân rộng, xây dựng tại các xã, thị trấn, như: Tổ liên gia tự quản về an ninh trật 32 tự; Camera an ninh; tiếng kẻng an ninh; Barie an ninh; giáo xứ, giáo họ an toàn về an ninh trật tự; Dòng họ an toàn về an ninh trật tự; đội Cựu chiến binh xung kích truyên truyền đảm bảo an ninh trật tự; Zalo kết nối an ninh - bình yên cho mỗi gia đình… Hàng năm, Đảng ủy các xã trên địa bàn huyện đều đã ban hành Nghị quyết, UBND các xã xây dựng Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và tiến hành triển khai ký cam kết, đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” đến các hộ dân, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn. Đánh giá: 21/21 xã đạt tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh 2.6. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả. Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị 07-CT/HU về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu; ban hành chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ nguồn lực cho các thôn, hộ gia đình tổ chức thực hiện (như: Quyết định 3533/QĐ-UBND ngày 14/6/2016; Nghị quyết 33/2018/NQ-HĐND...). Đến nay, toàn huyện Cẩm Xuyên có 198/198 thôn của 21/21 xã đã xây dựng phương án, dự toán triển khai khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có 83 thôn được đánh giá đạt chuẩn. Một số thôn đạt kết quả tốt, là hình mẫu để tham quan học tập kinh nghiệm như: thôn Yên Mỹ (Yên Hòa); thôn Tân An (Cẩm Bình), Đinh Phùng (Cẩm Lạc),... 90% số hộ có diện tích vườn từ 500m2 trở lên trên địa bàn huyện được quy hoạch, thiết kế và tổ chức sản xuất theo quy hoạch. Trong đó có 1.726 vườn hộ đã và đang xây dựng mô hình vườn mẫu, 1.427 vườn được công nhận đạt chuẩn, các vườn mẫu đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển kinh tế vườn, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cảnh quan môi trường. Đánh giá: 21/21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 20 - Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu. 3. Kết quả thực hiện 9 tiêu chí huyện nông thôn mới 3.1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch a) Yêu cầu của tiêu chí: Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Kết quả thực hiện tiêu chí: Quy hoạch vùng huyện đã triển khai xây dựng đầu năm 2020, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 15/3/2021. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Xuyên được lập đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng theo quy định và đáp ứng được các nội dung sau: - Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có thế mạnh và lợi thế phát triển của huyện Cẩm Xuyên; 33 - Tổ chức, định hướng hệ thống trung tâm cấp huyện (thị trấn Cẩm Xuyên), phát triển đô thị tại Thị trấn Thiên Cầm; Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, Cụm Công nghiệp Cẩm Nhượng; trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn tại thị trấn Cẩm Xuyên và một số xã; - Tổ chức hệ thống các điểm dân cư nông thôn, bao gồm các điểm dân cư tập trung phát triển (cho phát triển dân cư mới); - Xác định các khu vực sản xuất phi nông nghiệp theo hướng tập trung, thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường; hệ thống kho bãi, cơ sở sản xuất tập trung cấp huyện, liên xã; - Xác định và tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông) trên địa bàn huyện; - Xác định mục tiêu và các giải pháp, công trình bảo vệ môi trường; - Định hướng hạ tầng kỹ thuật gồm: + Giao thông: Quy hoạch hệ thống đường huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, gồm 12 tuyến dài 142,52 km được nối từ các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ đến trung tâm các xã; quy mô tối thiểu đạt cấp V đồng bằng. + Cấp nước sinh hoạt: Quy hoạch bổ sung xây dựng nhà máy nước Nam Cẩm Xuyên và mở rộng mạng lưới cấp nước của các nhà máy hiện có, đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn huyện. + Thoát nước: Quy hoạch 5 lưu vực thoát nước chính và hệ thống thoát nước tại các đô thị, tại các khu trung tâm xã, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp. + Cấp điện: Quy hoạch hệ thống lưới điện trung áp đạt yêu cầu các thông số vận hành trong hệ thống điện phân phối; quy hoạch các nhà máy điện mặt trời, điện gió. + Môi trường: Xác định quy hoạch nghĩa trang phát triển lâu dài tại các xã; hệ thống khung xử lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt; + Thủy lợi: Quy hoạch nguồn cấp nước chủ yếu từ Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Thượng Tuy và Hồ Sông Rác. Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi gắn với đáp ứng công tác phòng chống thiên và biến đổi khí hậu. - Về công bố quy hoạch: Sau khi có Quyết định phê duyệt quy hoạch, UBND huyện đã tổ chức công bố quy hoạch cho các xã, thị trấn, các cơ quan ban, ngành trên địa bàn huyện được biết quy mô và tính chất của quy hoạch; sao gửi các văn bản có liên quan đến quy hoạch vùng huyện, treo bản đồ tại các điểm trung tâm huyện, trung tâm các xã, thị trấn. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.2. Tiêu chí số 2 về Giao thông 34 a) Yêu cầu của tiêu chí: - Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: + Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã, chỉ tiêu Đạt; + Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch, chỉ tiêu 100%; - Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020. Huyện đạt chuẩn tiêu chí về giao thông khi đáp ứng các yêu cầu sau: + Đường bộ: * Có 100% km đường huyện do huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%. * Cấp kỹ thuật đường huyện đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường huyện phù hợp với quy hoạch được duyệt. * Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch. * Có 100% km đường huyện do huyện quản lý được bảo trì hàng năm. + Đường thủy: Đường thuỷ nội địa do địa phương quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Các bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và được cấp phép hoạt động. + Vận tải: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) tối thiểu đạt loại 4; bố trí điểm dừng, điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch. b. Kết quả thực hiện tiêu chí: Hiện trạng mạng lưới giao thông huyện Cẩm Xuyên năm 2011. - Về đường bộ: các tuyến đường huyện có nền đường chủ yếu từ 5,5-6 m, mặt đường 3,5m, được láng nhựa, bị hư hỏng, xuống cấp ở nhiều tuyến. Hệ thống cầu cống hẹp, tải trọng thấp. - Về đường thủy: Quy hoạch đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên theo quy hoạch chung của tỉnh, gồm 01 tuyến sông Trung ương và 2 tuyến sông địa phương - Về Vận tải: Quy hoạch 01 bến xe với quy mô bến xe loại III với diện tích 10.000m2, nhưng chưa được đầu tư xây dựng. 35 Kết quả thực hiện: Từ năm 2011 đến nay, huyện đã tập trung đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án để xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đến nay kết quả như sau: * Đường bộ: - Trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên có 4 tuyến đường Quốc lộ đi qua: + Quốc lộ 1A: Điểm đầu từ xã Cẩm Vịnh, điểm cuối xã Cẩm Minh chiều dài: 24,9km có cấp đường từ cấp II đồng bằng, B nền =22,5m, B mặt = 21,0m, 100% mặt đường bê tông nhựa chất lượng tốt. + QL1B: Đường tránh Quốc lộ 1A đoạn qua Cẩm Xuyên: Chạy từ Thạch Hà đi qua xã Cẩm Vịnh đến giao nhau với QL1A dài 3,1Km. + QL15B: Điểm đầu xã Yên Hòa, điểm cuối xã Cẩm Lĩnh, chiều dài: 17,7km; có cấp đường từ cấp III đồng bằng, B nền =18m, B mặt = 14m, 100% mặt đường bê tông nhựa chất lượng tốt. + Quốc Lộ 8C: Điểm đầu Thị trấn Thiên Cầm (Giao QL15B), điểm cuối xã Cẩm Thạch, chiều dài: 26,44 km có cấp đường từ cấp IV đồng bằng, B nền =9m, B mặt = 6m, 100% mặt đường bê tông nhựa chất lượng tốt. - Đường huyện: Theo quy hoạch đến năm 2021, đường huyện gồm 6 tuyến, tổng chiều dài 69,04 km, đến nay đã được đầu tư xây dựng, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, Bm=5,5m, Bn=7,5m; 100% mặt đường láng nhựa, bê tông nhựa, và bê tông xi măng. Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch; tỷ lệ đường huyện đạt chuẩn 100%: Đường Thạch - Thành - Bình (ĐH.121): chiều dài 11,4 km, nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m, mặt đường bê tông thảm nhựa. Đường Vịnh - Thành - Quang - Yên -Hòa (ĐH.123, ĐH.133): chiều dài 17,6 km, nền đường 7,5m, mặt đường 5,5m, bặng đường bê tông thảm nhựa. Đường Kẽ gỗ - Cẩm Dương (ĐH.124): chiều dài 11,69 km, nền đường 9 m, mặt đường 8 m, mặt đường bê tông thảm nhựa. Đường Bình - Quang - Huy - Thăng (ĐH.131): chiều dài 11,97km, nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m, mặt đường láng nhựa. Đường Thịnh - Phúc - Nam - Dương (ĐH.127): chiều dài 10,83km, nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m, mặt đường bê tông thảm nhựa và láng nhựa. Đường Thăng - Nam - Dương (ĐH.125): chiều dài 5,55 km, nền đường 7 m, mặt đường 5,5 m, mặt đường bê tông thảm nhựa. * Đường thủy: trên địa bàn huyện có 01 tuyến sông Trung ương - sông Rào Cái - Gia Hội dài 63km, gồm đoạn từ ngã ba Sơn đến Thi trấn Cẩm Xuyên (sông Rào Cái) dài 37km là sông cấp IV và đoạn từ Thị trấn Cẩm Xuyên đến Cửa Nhượng (sông Gia Hội) dài 26km là sông cấp V; công tác duy tu, nạo vét luồng lạch được quan tâm thực hiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của thuyền, bè. 36 Sông địa phương: gồm 2 tuyến sông: Sông Ngàn Mọ, dài 13km, điểm đầu từ hồ Kẻ Gỗ xã Cẩm Mỹ, điểm cuối giao với sông Rào Cái-Gia Hội tại xã Cẩm Thành; hiện nay không có phương tiện thuyền, bè, vận tải đi lại trên sông. Sông Rác, dài 15km, điểm đầu từ hồ Sông Rác xã Cẩm Lạc, điểm cuối Cửa Nhượng xã Cẩm Nhượng dài 15km; hiện nay không có phương tiện thuyền, bè, vận tải đi lại trên sông. * Vận tải: Bến xe Cẩm Xuyên đã được xây dựng tại vị trí Km527+300 (phải tuyến) QL1, diện tích mặt bằng 9.987,5m2; đã được đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: nhà điều hành, sân đậu xe, hàng rào bảo vệ… đáp ứng tiêu chuẩn quy bến xe loại III. - Bố trí điểm dừng, điểm đỗ: Trên các tuyến đường, tại các trung tâm xã, thị trấn nơi tuyến vận tải hành khách công cộng đi qua đã được bố trí các điểm dừng, đỗ theo quy định, tạo thuận lợi cho hành khách tham gia giao thông công công. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi a) Yêu cầu của tiêu chí - Hệ thống thủy lợi liên xã (bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về khai thác và bảo vệ từ 02 xã trở lên) được xây dựng phù hợp với quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt. - Có tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã hoạt động hiệu quả bền vững: + Được thành lập theo quy định hiện hành; + Quản lý khai thác hệ thống theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý; + Thực hiện Phương án bảo vệ công trình thủy lợi được duyệt. b) Kết quả thực hiện tiêu chí * Hệ thống thủy lợi liên xã được xây dựng phù hợp với quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt: - Hồ đập: trên địa bàn huyện có 8 hồ đập, trong đó có 4 hồ đập do Công ty TNHH Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý: hồ Kẻ gỗ, dung tích 345 triệu m3, hồ sông Rác, dung tích 168 triệu m3, hồ Thượng Tuy, hồ Bộc Nguyên; các hồ đập do địa phương quản lý: đập khe Dinh, khe Lau xã Cẩm Lĩnh, đập 19/5, đập sông Quèn; tất cả các hồ đập trên cung cấp nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho Nhân dân trên địa bàn huyện với diện tích 9500 ha đất sản xuất lúa, 550 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, hơn 2500 ha các loại cây trồng cạn khác; đảm bảo cung cấp nước tưới chủ động cho sản xuất nông nghiệp của 22/23 xã, thị trấn. 37 - Toàn huyện có 5 hệ thống công trình thủy lợi liên xã, gồm: Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ phục vụ 16 xã với chiều dài kênh mương 138,26km; Hệ thống hồ sông Rác phục vụ cho 5 xã với chiều dài kênh mương 20,8km; Hệ thống hồ Thượng Tuy phục vụ 4 xã, chiều dài kênh mương 20,8km; Đập 19/5 tạo nguồn cấp nước tưới cho 3 xã, với chiều dài lòng đập 7km; Đập sông Quèn tạo nguồn cấp nước tưới cho 3 xã, với chiều dài lòng đập 3km. Các công trình thủy lợi liên xã được phân cấp quản lý theo đúng quy định; trong đó, công ty TNHH Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý cơ bản hệ thống công trình thủy lợi liên xã, phối hợp với các địa phương để điều tiết tưới tiêu hợp lý, đảm bảo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; hệ thống công trình thủy lợi liên xã do địa phương quản lý được vận hành hiệu quả trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương có liên quan. - Về hệ thống trục tiêu liên xã: Trên địa bàn huyện có 5 trục tiêu chính, gồm: sông Quèn, kênh xô viết; hói Sóc, cầu Nậy; sông Rác, kênh nhà Lê; Cẩm YênThạch Hội; sông Châu Trà, sông Rào Cái. Các hệ thống trục tiêu đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn toàn huyện. Các hệ thống thủy lợi tưới, tiêu liên xã trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch Thủy lợi của tỉnh đã được phê duyệt. * Có tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã hoạt động hiệu quả bền vững - Tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã được thành lập theo quy định hiện hành: + Hệ thống thủy lợi liên xã trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, chủ yếu do doanh nghiệp thủy nông trực tiếp quản lý khai thác (Công ty TNHH MTV thủy Nam Hà Tĩnh). Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh được hợp nhất từ các Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi: Kẻ Gỗ, Sông Rác và Hương Khê (tại Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 05/9/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh); Việc thành lập các Công ty phù hợp với các quy định tại Văn bản số 44/TTg- ĐMDN ngày 10/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 105/KHUBND ngày 23/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. - Quản lý khai thác hệ thống theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý: + Kết quả thực hiện tưới nước phục vụ sản xuất năm 2020 trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên: Đối với diện tích lúa (tính cả 02 vụ Xuân và Hè Thu) trên địa bàn huyện được tưới là 17.516,3 ha/18.515 ha, đạt 94,6% kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2020 của UBND huyện (Đề án sản xuất vụ Xuân 2020 số 3071/ĐAUBND ngày 28/11/2019; Đề án sản xuất vụ Hè Thi 2020 số 1210/ĐA-UBND ngày 04/05/2020). + Về hiệu quả quản lý, khai thác: Hệ thống thủy lợi do Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh thực hiện quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa 38 bàn các huyện, thành phố, thị xã, trong đó có huyện Cẩm Xuyên. Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng doanh nghiệp hạng I tại các Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 04/4/2018 và 887/QĐ-UBND ngày 04/4/2018. - Về thực hiện Phương án bảo vệ công trình thủy lợi: Hàng năm UBND huyện đã tiến hành tổ chức tổng kết công tác PCTT-TKCN năm trước, lập và ban hành phương án PCTT-TKCN cấp huyện của năm sau; tổ chức đánh giá cụ thể thực trạng các công trình thủy lợi, các công trình phòng chống thiên tai, đề xuất các giải pháp để đảm bảo an toàn các công trình trong mùa mưa lũ; ban hành Quyết định giao chỉ tiêu cho các địa phương chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”. Đối với các công trình liên xã do Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý, khai thác đều đã xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án Phòng chống thiên tai, đã xây dựng quy trình vận hành điều tiết cho các công trình. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã lập và trình cơ quan thẩm định xin phê duyệt phương án bảo vệ các công trình thủy lợi liên xã: hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên, hồ Thượng Tuy. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.4. Tiêu chí số 4 về Điện a. Yêu cầu của tiêu chí: - Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống; - Hệ thống điện đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh sau năm 2016, đảm bảo nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020; - 100% xã trong huyện “Đạt” Tiêu chí số 4 về điện theo Hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương: b. Kết quả thực hiện tiêu chí: - Đảm bảo “Đạt” thông số kỹ thuật, an toàn điện theo Tiêu chí 4.1 tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 về phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể: + Toàn huyện có 353 trạm biến áp với tổng công suất vận hành là 74.821 kVA ; các trạm biến áp phân phối chủ yếu sử dụng trạm treo; các trạm biến áp đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn điện theo quy định. 39 + Toàn huyện có 319,251 km đường dây trung áp đạt chuẩn; 5,2 km cáp ngầm trung áp đạt chuẩn; 672,732 km đường dây hạ áp đạt chuẩn; 48.811 khách hàng sử dụng điện. Tổng số công tơ lắp đặt trên lưới là 49.074 cái. Đường dây trung áp cấp điện áp 35kV, 22kV, 10 kV chủ yếu sử dụng dây nhôm AC tiết diện dây dây dẫn 120 mm2, 95 mm2 và 70 mm2, 50mm2; cột sử dụng cột bên tông ly tâm chiều cao 12m, 14m, 16m, 18 m và 20m. Đường dây hạ áp cấp điện áp 0,4kV và 0,2kV; Dây dẫn chủ yếu sử dụng cáp vặn xoắn XLPE, dây bọc AV tiết diện dây dẫn 95mm2, 70mm2 đối với các đường trục 0,4kV; còn đối với các đường nhánh chủ yếu là cáp vặn xoán XLPE có tiết diện 50mm2, 35mm2; bán kính cấp điện xa nhất khoảng 1,2km (điện áp đảm bảo +-5% theo quy định); tần số đảm bảo (50+- 0,2)Hz. Các tuyến đường dây trung, hạ áp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành theo quy định. + An toàn lưới điện trung áp đảm bảo theo các quy định tại Quyết định 4293/QĐ-BCT và Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn điện; lưới điện hạ áp đảm bảo an toàn điện theo quy chuẩn kỹ thuật điện (hệ thống cáp viễn thông, dây điện hạ áp được bó gọn, hành lang hạ áp liên quan cây cối được tổ chức phát quang định kỳ 3 tháng/lần). + Hệ thống đường dây sau công tơ đảm bảo các quy định: Tiết diện dây dẫn từ 2,5mm2 trở lên; cột đỡ sau công tơ cao 4m trở lên, bán kính đường trục từ 80mm trở lên. + Công tơ điện được kiểm định định kỳ, còn nguyên kẹp chì; đơn vị quản lý vận hành các thiết bị đo đếm điện năng, đóng cắt Aptomat theo quy định. Các hộ sử dụng được ký hợp đồng đầy đủ. Bảng điện, dây điện trong các hộ gia đình đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn điện. + Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn, thường xuyên từ lưới điện quốc gia: 100%. - Đồng bộ và “Đạt” yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối (về tần số, điện áp, cân bằng pha, sóng hài điện áp, nhấp nháy điện áp, công suất, truyền tải, hệ thống bảo vệ) liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư số 39/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối, cụ thể: + Hệ thống điện trung, hạ áp đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối: + Tần số: 50 Hz (+-2% theo quy định). + Điện áp: Đối với lưới điện trung áp 35 kV, 22, kV, 10 kV; lưới điện hạ áp 0,4 kV tại điểm đấu nối với khách hang luôn ổn định +-5% + Cân bằng pha: Luôn đạt kỹ thuật chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp. + Sóng hài điện áp: Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối đạt kỹ thuật, không vượt quá giới hạn quy định, đối với lưới điện trung áp 6,5%, đối với lưới điện hạ áp 3,0%. 40 + Nhấp nháy điện áp: Đối với lưới điện trung áp trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên 35 kV, 22 kV, 10 kV luôn ở giới hạn cho phép (Pst95% = 1; Plt95% = 0,80); Đối với lưới điện hạ áp luôn ở giới hạn cho phép (Pst95% = 1; Plt95% = 0,80); + Công suất: mang tải đối với các tuyến đường dây và trạm trên địa bàn, thuộc đơn vị quản lý luôn nằm trong giới hạn cho phép. + Truyền tải: Hệ thông đường dây và trạm luôn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn + Hệ thống bảo vệ: Đối với đường dây và trạm đảm bảo kỹ thuật vận hành. - Hệ thống điện đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh sau năm 2016, đảm bảo nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020: + Lưới điện phân phối trên địa bàn đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn; đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Hàng năm được đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện nhằm giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp, cải tạo luới điện 10kV lên 22kV hoặc 35kV theo quy hoạch. + Trung bình hàng năm các dự án trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên do Công ty Điện lực Hà Tĩnh làm chủ đầu tư như: sữa chữa lớn nâng cấp và cải tạo đối với đường dây và trạm trên 8 tỷ đồng, Đầu tư xây dựng mới đường dây và trạm chống quá tải tại các địa phương xã, thị trấn trên 30 tỷ đồng. Ngoài ra, có các dự án như trạm 110 kV Cẩm Xuyên do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc làm chủ đầu tư; Dự án Re2 cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do UBND tỉnh làm chủ đầu tư. Năm 2020 Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang thực hiện các dự án: nâng cấp lưới 10 lên vận hành 22 kV đối với các đường dây 971, 972, 974 TGCX; cải tạo nâng cấp đường dây 377 E18.9 liên lạc Cẩm Xuyên và Kỳ Anh; Thi công mạch vòng đấu nối ĐZ-374 E18.1 (bắc Cẩm Xuyên) và ĐZ-373E18.1(Tây Nam Thạch Hà); dự án chống quá tải xã Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Trung; dự án sữa chữa lớn tại các xã Cẩm Thạch, Cẩm Yên, Cẩm Quang, TT Cẩm Xuyên, Cẩm Lộc, Cẩm Duệ với số tiền trên 70 tỷ đồng. - 100% xã trong huyện “Đạt” Tiêu chí số 4 về điện theo Hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương: Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc chỉnh trang hệ thống lưới điện sau công tơ, di dời các cột điện ảnh hưởng đến an toàn giao thông, quy hoạch nông thôn mới, triển khai phát quang hành lang an toàn lưới điện theo quy định. Đến nay toàn huyện đã thực hiện di dời được 1293 cột điện; thay thế dây dẫn sau công tơ cho 2.769 hộ đảm bảo tiết diện dây > 2.5mm2; triển khai phát quang hành lang lưới điện hàng năm theo kế hoạch 3 tháng/1 lần; triển khai bó gọn cáp điện, đường dây viễn thông trên các trục đường giao thông; đầu tư hệ thống đường điện chiếu sáng trên các trục đường (đến nay cơ bản trên 80% các trục đường giao thông đã được chiếu sáng); chỉnh trang, nâng cao hệ thống đường 41 dây sau công tơ đảm bảo quy định của ngành điện. Toàn huyện có 21/21 xã đạt Tiêu chí số 4 về điện theo Hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương. Đánh giá tiêu chí: Đạt tiêu chí số 4 - điện huyện nông thôn mới theo Quyết định số 5131/QĐ-BCT ngày 30/12/2016 của Bộ Công thương. 3.5. Tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục a) Yêu cầu của tiêu chí - Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. - Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn Quốc gia khi đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ theo hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế. - Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 11/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Có từ 60% trở lên số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b) Kết quả thực hiện tiêu chí * Về Y tế: Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên đạt chuẩn hạng II theo Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 10.194 m 2, bao gồm 07 khu nhà, có 04 Phòng chức năng, 08 Khoa lâm sàng, 03 Khoa cận lâm sàng. Có nhiều trang thiết bị hiện đại như máy tán sỏi bằng Laze ngược dòng, máy xét nghiệm sinh hóa tự động đa chức năng, máy xét nghiệm miễn dịch, máy siêu âm tim… Về nhân lực: tổng số cán bộ, viên chức 133 người, trong đó bác sỹ: 31, Điều dưỡng: 23, Dược sỹ: 08, KTV:10, khác: 31, hợp đồng: 30 người, làm công tác điều dưỡng và tiếp đón bệnh nhân; 02 cán bộ có trình độ Thạc sỹ, 16 trình độ Bác sỹ, 4 Kỷ thuật viên y Đại học. Từ năm 2018 Bệnh viện là đơn vị vệ tinh của Bệnh viện E Hà Nội; nhiều kỷ thuật cao được áp dụng như: phẩu thuật nội soi, nội soi tiêu hóa, nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Lase, XQ kỷ thuật số, siêu âm tim mạch, xét nghiệm sinh hóa tự động… Nhờ được đầu tư trang thiết bị và làm tốt công tác chuyên môn 42 nên bệnh nhân đến khám tại bệnh viện ngày một tăng, năm 2019 đón hơn 70 nghìn lượt khám ngoại trú, tiếp nhận nội trú mỗi năm từ 9.000 - 10.000 lượt. Bệnh viện đã thực hiện tự chủ nhóm 2. Trung tâm y tế huyện đạt hạng 3 tại Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh và đã đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm trung tâm Y tế đã tham mưu cho huyện ban hành các quyết định, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu liên quan đến Y tế - Dân số, đồng thời tham mưu: kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở người, kế hoạch triển khai bệnh không lây nhiễm, kế hoạch triển khai công tác dân số, kế hoạch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm... Xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo hoạt đạo hoạt động của các trạm y tế xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nhiều chỉ tiêu thuộc chương trình mục tiêu y tế - dân số đạt và vượt kế hoạch, như: tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm đạt trên 95%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 0,11‰; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 14,2%; trên 98% trẻ em trong độ tuổi được uống Vitamin A; tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng được duy trì dưới 0,1% dân số; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019: 0,7%... * Về Văn hóa: Trung tâm Văn hóa - Truyền thông có diện tích 5.100m2 đảm bảo diện tích theo quy định; sân vận động huyện diện tích 18.000m2, với hệ thống tường rào, đường Pít, mặt sân cỏ tự nhiên, khán đàn và các hạng mục phụ trợ khác, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động thể thao; có nhà thi đấu 600m2; 2 sân tennis; có hội trường Trung tâm văn hóa với 450 chổ ngồi, được trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng và các hạng mục phụ trợ khác; có hệ thống nhà thư viện, bảo tàng; nhà làm việc cho cán bộ, công chức. Về tổ chức bộ máy: có 18 cán bộ, viên chức, người lao động, Ban Giám đốc gồm 2 người: 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc; các tổ chuyên môn gồm Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Văn hóa; Tổ Truyền thông. - Hàng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông xây dựng Kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, bảo tàng thư viện... cụ thể: + Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, đọc sách báo, giải trí, câu lạc bộ, lớp năng khiếu nghệ thuật...Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp và điều kiện tập luyện cho các tổ chức và cá nhân. Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, thi đấu và hướng dẫn phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở cơ sở. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Sưu tầm, bảo tồn và hướng dẫn các loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao truyền thống. Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, nhân tố điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tới Nhân dân theo quy định của pháp luật; 43 + Tiếp phát các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với Truyền thanh xã, thị trấn trên địa bàn; + Quản trị Trang thông tin điện tử huyện Cẩm Xuyên, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đến với các tầng lớp Nhân dân. + Tham gia bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống. * Về giáo dục: Năm 2011 trên địa bàn huyện có 5 trường THPT trong đó 04 trường công lập (THPT Cẩm Bình, THPT Hà Huy Tập, THPT Cẩm Xuyên, THPT Nguyễn Đình Liễn) và 01 trường ngoài công lập (THPT Phan Đình Giót), trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (THPT Cẩm Bình, THPT Cẩm Xuyên). Từ năm 2011 đến nay, các trường THPT trên địa bàn huyện đã tích cực đầu tư xây mới, cải tạo, tu bổ cơ sở vật chất, các phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, tăng cường các trang thiết bị, đồ dùng dạy học,… đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Kết quả đến nay 4/5 trường đạt chuẩn Quốc gia, cụ thể: + Trường THPT Cẩm Bình được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017-2022 theo quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. + Trường THPT Cẩm Xuyên được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015 -2020 theo quyết định số 3172/QĐ-UBND ngày 12/8/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. + Trường THPT Hà Huy Tập được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2021 theo quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. + Trường THPT Nguyễn Đình Liễn được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2021 theo quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Các trường được quy hoạch phù hợp với hiện trạng phân bố dân cư. Diện tích đảm bảo theo yêu cầu trường học đạt chuẩn quốc gia. Khuôn viên được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà 44 trường được bố trí hợp lý, luôn sạch đẹp. Diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng viết đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn; khu sân chơi bãi tập rộng, đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn. Cơ sở vật chất đảm bảo, có đủ số phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, có cây xanh bóng mát, có nhà vệ sinh bố trí riêng cho giáo viên và học sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. Có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện lưới, hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet, có Website hoạt động thường xuyên đáp ứng yêu cầu dạy học và quản lý. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.6. Tiêu chí số 6 về Sản xuất. a) Yêu cầu của tiêu chí Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện. b) Kết quả thực hiện Sản phẩm chủ lực của huyện được phê duyệt tại Quyết định số 3241/QĐ- UBND ngày 09/5/2012 của Uỷ ban Nhân dân huyện, được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 4150/QĐ-UBND ngày 5/8/2020 gồm: lúa; rau củ quả; lợn; tôm... Để phát triển các sản phẩm chủ lực, huyện đã tập trung công tác lãnh đạo chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách của huyện và phát huy hiệu quả các chính sách của tỉnh để thực hiện; chú trọng phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh liên kết hóa sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm, xây dựng các chuổi sản xuất liên kết bền vững, có truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, nhất là các sản phẩm chủ lực mà huyện có tiềm năng, lợi thế. + Đối với cây lúa: Tổng diện tích trồng lúa quy hoạch đến năm 2020 là 18.540 ha. Trong đó có 1.800 ha sản xuất cánh đồng lớn, liên kết với doanh nghiệp quy mô từ 50 - 150 ha/vùng, tập trung các xã vùng đồng bằng có truyền thống thâm canh cao, như: Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Quang, TT Cẩm Xuyên, Nam Phúc Thăng... với sản lượng gần 13.500 tấn, chiếm 14,18% sản lượng lúa toàn huyện. Phương thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp thông qua các HTX, tổ hợp tác, tiêu biểu: Công ty THHN MTV KC Hà Tĩnh, Công ty cổ phần vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh, Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh, Công ty cổ phần tập đoàn Stargate.... Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã giúp Nhân dân yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. + Đối với lạc: diện tích lạc sản xuất ổn định hàng năm 1.100ha, sản lượng 2.600 tấn tập trung tại các xã: Yên Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Mỹ,...; Những năm gần đây đã đưa các giống lạc mới có năng suất cao vào sản xuất như: giống L20, L27,... Khâu nối tiêu thụ sản phẩm lạc nhân với các doanh nghiệp: Công ty Cổ 45 phần xuất khẩu Thúy Hà, Công ty TNHH Hạ Hiệp,.... với sản lượng tiêu thụ hàng năm 500 tấn, đạt hơn 18%. + Đối với rau củ quả: diện tích hàng năm hơn 2.700 ha, chủ lực là các loại cây rau ngắn ngày; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: tại Cẩm Trung, Cẩm Bình, Yên Hòa...; Sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu ven biển với diện tích 24 ha, cho thu nhập 240 triệu đồng/ha/năm; Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất dưa lưới trong nhà màng, như tại xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương, Cẩm Bình... đạt doanh thu khoảng 2,7 tỷ đồng/ha/năm. Các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn đều thực hiện liên doanh, liên kết với doanh nghiệp như: Công ty Đầu tư Phát triển Công thương Miền Trung, Công ty TNHH Hạ Hiệp, các HTX,... với sản lượng 1.849 tấn/16.364 tấn, đạt 11,3%. + Đối với lợn: Tổng đàn lợn đạt 60 nghìn con, chăn nuôi trang trại 28,8 nghìn con, chiếm 48% tổng đàn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm 12,702 tấn. Có 21 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 500 con/lứa trở lên liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu con giống, thức ăn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, trong đó: có 13 cơ sở liên kết với công ty Mitraco, 8 cơ sở liên kết với các doanh nghiệp, HTX khác, với sản lượng tiêu thụ ổn định 3.122 tấn, đạt tỷ lệ 24,58%. Tiêu biểu: mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô 500 con của ông Nguyễn Viết Thuấn, Cẩm Lạc liên kết với Công ty Mitraco; Doanh nghiệp tư nhân Tịnh Toàn, xã Nam Phúc Thăng liên kết 4.000 con/lứa với Công ty Golden Star; HTX chăn nuôi tổng hợp Hà Phi, Cẩm Hưng liên kết 1.200 con/lứa với Công ty Golden Star;.... + Đối với tôm: Diện tích nuôi tôm toàn huyện 253 ha, năng suất bình quân 2,1 tấn/ha, sản lượng 531,3 tấn; diện tích nuôi tôm thâm canh 120 ha, năng suất trung bình 3 tấn/ha; Quy hoạch các vùng nuôi tôm tập trung tại các xã: Yên Hòa, Cẩm Dương, Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Lộc,… Cơ sở hạ tầng vùng nuôi được đầu tư khá đồng bộ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, quy trình nuôi an toàn nên đã hạn chế được các loại dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế; Xây dựng mới nhiều mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP, nuôi trong ao nổi có mái che,… Sản lượng được tiêu thụ các hợp đồng liên kết 193 tấn/1.704 tấn, đạt tỷ lệ 11,34%. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa được thực hiện nhanh, hiệu quả: Năm 2011, tỷ lệ cơ giới hóa tại các địa phương trên toàn huyện đạt thấp (mới đạt 20% diện tích trồng lúa, cơ giới hóa khâu làm đất) các khâu khác chưa được ứng dụng. Nhưng với chủ trương cơ giới hóa đúng đắn và hưởng ứng mạnh mẽ chính sách của tỉnh, huyện. Đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ mua mới 85 máy gặt đập liên hợp, 56 máy làm đất 4 bánh (máy trên 23 mã lực), 330 máy làm đất 3 bánh (máy dưới 23 mã lực) khâu làm đất và thu hoạch lúa bằng cơ giới hoá đáp ứng 100%. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.7. Tiêu chí số 7 về Môi trường 46 a) Yêu cầu của tiêu chí - Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn; - Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. b) Kết quả đạt được: 3.7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt chuẩn. HĐND huyện Cẩm Xuyên đã ban hành Nghị quyết số 61/2014/NQ-HĐND ngày 31/12/2014 thông qua Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2015-2020 và định hướng những năm tiếp theo; chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện; Ban hành Quyết định số 4316/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện. Hàng năm ngân sách huyện, ngân sách tỉnh bố trí khoảng 6 tỷ đồng cho việc đầu tư trang thiết bị, phí vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. - Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Trên địa bàn huyện có Nhà máy chế biến phân hưu cơ từ rác thải tại xã Cẩm Quan, với công suất 200 tấn/ngày, là điều kiện hết sức thuận lợi để xử lý triệt để, kịp thời rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Có 96 điểm trung chuyển rác tại các xã, thị trấn, được xây dựng theo đúng quy định của bộ Xây dựng. Phương tiện thu gom, vận chuyển được đầu tư trang bị đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu thu gom, vận chuyển; có 8 xe chuyên dùng, 53 xe đẩy tay, 180 xe cải tiến, 248 thùng rác nhựa. Đã thành lập 24 HTX môi trường thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở 23 xã, thị trấn với 298 lao động. Các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, thực hiện thu gom rác với tần suất 2 lần/ tuần. Hiện nay, toàn bộ rác thải sinh hoạt của huyện Cẩm Xuyên được vận chuyển xử lý tại Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại xã Cẩm Quan. - Chất thải rắn công nghiệp: Phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn được các cơ sở thu gom, phân loại, lưu giữ và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định. - Chất thải rắn y tế: Huyện Cẩm Xuyên có bệnh viện huyện, 23 trạm y tế xã, thị trấn và 2 phòng khám bệnh tư nhân, các cơ sở đã chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hàng năm, chất thải y tế được vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Trong đó, chất thải rắn lây nhiễm phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện khoảng 4.000 kg, được vận chuyển, xử lý tại công ty chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh; chất thải rắn thông thường phát sinh khoảng 41.000 kg, được chuyển giao cho Hợp tác xã môi trường Thị trấn Cẩm Xuyên vận chuyển về nhà máy xử lý tại xã Cẩm Quan. Các cơ sở y tế đều thực hiện công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế. - Chất thải nông nghiệp: bao gồm phụ phẩm phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: rơm rạ, võ trấu, xác thực vật... được thu gom, tái sử dụng 47 trong chăn nuôi hoặc ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất, không có tình trạng đốt trên các cánh đồng. - Bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng: Tại các xã và 02 thị trấn đã ban hành quy chế quản lý thu gom, xử lý vỏ bảo bì thuốc bảo vệ thực vật, UBND huyện xây dựng Kế hoạch tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn huyện (Kế hoạch số 1590/KH-UBND ngày 09/6/2020); đã lắp đặt, xây dựng 1.044 bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, bình quân 50 bể chứa/xã. Khối lượng bao bì thuốc BVTV phát sinh khoảng 18.000kg/năm, định kỳ 2 lần/năm, Công ty TNHH MTV Chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng đã ký kết. 3.7.2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường - Cơ sở sản xuất kinh doanh: trên địa bàn huyện hiện có là 1.250 cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản có thủ tục cam kết môi trường và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định, đát 100%. - Về cụm công nghiệp: Có 01 cụm công công nghiệp với diện tích 50 ha, hiện tại đang có 08 cơ sở sản xuất hoạt động (Nhà máy bê tông Viết Hải, Bê tông Bắc Á, Nhà máy gạch không nung Hoàng Long, Tôn thép Hoàng Hải, Dược Hà Tĩnh, Công ty cổ phần may Hà Tĩnh, Bánh kẹo Tân Tiến Phát, Bao bì Sao mai), tỷ lệ lấp đầy gần 75%. Các cơ sở sản xuất đều thực hiện việc lập hồ sơ bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng đối với từng dự án đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải ra mương thoát chung trước khi thải vào môi trường tiếp nhận. - Về các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài cụm công nghiệp, làng nghề: + Có 159 cơ sở nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 208,5 ha, trong đó có 12 cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. 147 cơ sở còn lại là các hộ gia đình nuôi trồng với quy mô nhỏ lẻ, phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương, thực hiện ký cam kết môi trường với chính quyền địa phương, không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản + Có 39 cơ sở trang trại, gia trại thực hiện chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, trong đó quy mô chăn nuôi lợn >1.000 con/lứa có 05 cơ sở, các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ hơn 500 con/lứa. Trong đó có 39 cơ sở thuộc đối tượng lập hồ sơ Đánh giá tác động môi trường, đăng ký xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Các cơ sở trang trại, gia trại xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú ý trong chăn nuôi theo quy định tại Luật Thú y, chuồng trại thường xuyên được vệ sinh định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh. 48 + Có 11 cơ sở kinh doanh xăng dầu đều có hồ sơ môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3.8. Tiêu chí số 8 về An ninh, trật tự xã hội a) Quy định tiêu chí: - Hàng năm Huyện ủy có Nghị quyết, Ủy ban Nhân dân huyện có kế hoạch về công tác an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật. - Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước. - Lực lượng vũ trang huyện (Công an, Bộ đội địa phương; Dân quân tự vệ) hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương. b) Kết quả thực hiện tiêu chí Hàng năm, Huyện ủy đều có nghị quyết, UBND huyện có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn huyện. Công an huyện thường xuyên xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, các sự kiện quan trọng của địa phương. Trong những năm qua, tập thể cán bộ, chiến sỹ Công an huyện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. + Tình hình khiếu kiện: Trên địa bàn huyện không có khiếu kiện đồng người, kéo dài, không có khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật; các vụ việc kiếu kiện thuộc thẩm quyền, huyện đã tập trung chỉ đạo để giải quyết đúng quy định của pháp luật, được Nhân dân đồng tình. + Tình hình tội phạm hình sự: Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế, không để xảy ra trọng án. + Tình hình tội phạm ma tuý: Trên địa bàn huyện không có tụ điểm phức tạp về ma túy. + Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, môi trường: Công an huyện thường xuyên phối hợp tốt các ngành chức năng đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển buôn bán hàng giả, hàng cấm. + Tình hình tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm qua hàng năm, không có các vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ của Mặt trân Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; phát huy hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự; các mô hình được duy trì, nhân rộng, xây dựng mới như: Tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự; Camera an ninh; tiếng kẻng an ninh; Barie an ninh; giáo xứ, giáo họ an 49 toàn về an ninh trật tự; Dòng họ an toàn về an ninh trật tự; đội Cựu chiến binh xung kích truyên truyền đảm bảo an ninh trật tự; Zalo kết nối an ninh - bình yên cho mỗi gia đình. Xây dựng lực lượng công an xã được quan tâm, đến nay 100% xã thị trấn đã được bố trí lực lượng công an chính quy; được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất làm việc và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. c) Đánh giá tiêu chí: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ NN về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020). 3.9. Tiêu chí số 9 về Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới a) Yêu cầu của tiêu chí - Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định; - Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định. b) Kết quả thực hiện - Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM được thành lập tại theo Quyết định số 4449/QĐ-UBND ngày 27/12/2010, gồm 28 thành viên, do Đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí PCT UBND huyện làm phó ban trực, đồng chí Chủ tịch UBMTTQ huyện làm phó ban và các đồng chí ban viên là trưởng, phó các phòng ban, đơn vị. Hàng năm được bổ sung, kiện toàn phù hợp với điều kiện thực tế nhiệm vụ và sự thay đổi nhân sự các cấp. Đến nay là Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, mỗi xã một sản phẩm được kiện toàn tại Quyết định số 10- QĐ/HU ngày 17/8/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Xuyên. Ban Chỉ đạo huyện được kiện toàn do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; các đồng chí PBT Huyện ủy là Phó trưởng ban; thành viên gồm các đồng chí Thường vụ Huyện ủy và Trưởng các phòng, đơn vị, đoàn thể có liên quan. - Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, đô thị văn minh, giảo nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm huyện Cẩm Xuyên thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, hướng dẫn các xã thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã; chỉ đạo thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc huy động đóng góp tiền của, công sức của Nhân dân tham gia xây dựng NTM. 50 * Văn phòng điều phối xây dựng NTM - Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Cẩm Xuyên được thành lập tại Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND huyện Cẩm Xuyên và hàng năm được kiện toàn, hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 4894/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND huyện. Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh văn phòng; 02 đồng chí Phó Chánh văn do Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm; 5 thành viên chuyên trách được điều đồng từ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện, các đơn vị sự nghiệp, các địa phương. - Văn phòng điều phối đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo huyện; chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo huyện và các ngành cấp trên. + Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện. + Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình; kiến nghị, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề mới phát sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban chỉ đạo. + Lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo huyện và Văn phòng điều phối Chương trình, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định. + Quản lý kinh phí, trang thiết bị, tài sản và bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo theo quy định pháp luật. c) Đánh giá tiêu chí số 9: Đạt (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ). IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những mặt đã làm được Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện Cẩm Xuyên thay đổi rõ nét, kết cấu hạ tầng khang trang, đồng bộ, kết nối, nhất là hạ tầng giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... Kinh tế phát triển khá, đời sống Nhân dân được nâng lên mọi mặt; bước đầu hình thành các liên kết sản xuất tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện, quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt, an ninh trật tự xã hội được tăng cường, hệ thống chính trị được cũng cố, kiện toàn, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy. Với nhiều sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và tô chức thực hiện, các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới được Nhân dân tiếp thu đầy đủ, kịp thời, xây dựng nông thôn mới thôn mới trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, từ tự phát trở 51 thành tự giác, nhu cầu để người dân nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Thông qua xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ thể của Nhân dân được thể hiện rõ, dân chủ được phát huy, người dân vừa là đối tượng hướng tới, là chủ thể thực hiện vừa là người trực tiếp kiểm tra, giám sát. Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phát huy 2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.1. Tồn tại, hạn chế - Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã được quan tâm, đạt được nhiều kết quả, tuy vậy thu nhập của người dân chưa cao; tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy tối đa. Sản xuất nông nghiệp nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và thực hiện Chương trình một xã một sản phẩm tiến độ còn chậm. - Các loại hình tổ chức sản xuất thành lập nhiều nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn chế, liên doanh liên kết chưa bền vững; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế - Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều giữa các địa phương; phong trào xây dựng nông thôn mới một số xã có thời điểm bị chững lại, một số sau khi đạt chuẩn có tư tưởng thỏa mãn, có thời điểm chưa quan tâm nâng cao mức độ đạt chuẩn tiêu chí. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, tuy nhiên có nơi vẫn chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho phát triển sản xuất, dân sinh, nhất là các khu vực vùng núi. - An ninh trật tự ở nông thôn còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường về các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, ý thức chấp hành pháp luật. 2.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cán bộ lãnh đạo cơ sở thời gian đầu thực hiện chương trình còn thiếu quyết liệt, thiếu phương pháp. - Công tác tuyên truyền, vận động có nơi còn thiếu thường xuyên, thiếu cụ thể nên một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa hiểu biết đầy đủ về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chưa tư giác tham gia thực hiện. - Một số phòng, ngành, quá trình triển khai thực hiện, có lúc, có việc chưa thực sự sâu sát cơ sở để kịp thời giúp các xã tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; quá trình phối hợp thực hiện giữa các địa phương và các phòng ngành có khi chưa được chặt chẽ, chưa hiệu quả. - Một số địa phương chưa tập trung cao, chưa mạnh dạn chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương. b) Nguyên nhân khách quan 52 - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống Nhân dân, làm cản trở thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Trong những năm qua, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, như: sự cố môi trường biển, dịch tả lợn châu phi... - Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn, nhất là cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nguồn thu của huyện và các địa phương gặp nhiều khó khăn, trong khi yêu cầu về nguồn lực để xây dựng hạ tầng, hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới là rất lớn. 3. Bài học kinh nghiệm - Thứ nhất, luôn lấy người dân làm chủ thể, xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, người dân là chủ thể thực hiện chương trình, vì vậy xây dựng nông thôn mới phải được bàn bạc, lấy ý kiến thống nhất của người dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, huy động sức dân một cách hợp lý, tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát. - Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện thường xuyên, liên tục; nội dung tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế từng đơn vị; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. - Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là người đứng đầu, phải mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới. - Thứ tư, cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hàng năm, giai đoạn bằng khung kế hoạch chi tiết, lộ trình thực hiện, phân công cán bộ phù hợp chịu trách nhiệm tham mưu thực hiện; thường xuyên đánh giá kết quả hàng tháng, hàng quý; tăng cường kiểm tra, giám sát để giải quyết các vấn đề tồn tại, đôn đốc chỉ đạo thực hiện. - Đa dạng các hình thức huy động nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, gắn với mục tiêu, lộ trình hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới; lồng ghép các chương trình dự án; huy động đóng góp hợp lý của người dân. VI. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI 1. Quan điểm: Xác định Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện nhà, thực hiện thường xuyên, liên tục, có điểm xuất phát nhưng không có điểm kết thúc. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là nội dung trọng tâm, cốt lõi trong chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung quyết liệt thực hiện tái cơ cấu 53 ngành nông nghiệp, với vai trò doanh nghiệp, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất là những yếu tố quyết định trong phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, nâng tầm huyện nông thôn mới, kịp thời củng cố, nâng cấp mức độ đạt chuẩn theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025; xây dựng huyện Cẩm Xuyên trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, các thị trấn đạt tiêu chí đô thị loại 4, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển. 2. Mục tiêu đến năm 2025 - Có tối thiểu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt nông thôn mới nâng cao vào năm 2024; trên 70% số khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu. - Thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Thiên Cầm đạt tiêu chí đô thị loại IV. - Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm đạt trên 10,7%; Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 70 triệu đồng/người/năm; - Giá trị sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 120 triệu đồng/ha (trong đó giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha nuôi trồng thủy sản 285 triệu đồng/năm). - Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm trên 2%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; 100% số trường học đạt chuẩn Quốc gia. 3. Nội dung nâng cao chất lượng các tiêu chí. 3.1. Nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới. a) Về Quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể vùng huyện được phê duyệt, tổ chức lập quy hoạch chi tiết phân khu các thị trấn, chỉ đạo các xã lập quy hoạch xã giai đoạn 2021-2025 đảm bảo định hướng và góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và toàn huyện. Xây dựng và thực hiện các quy hoạch nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, trọng tâm là quy hoạch phát triển du lịch Thiên Cầm, du lịch Kẽ gỗ, quy hoạch cụm công nghiệp Nam Cẩm Xuyên, mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên; quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề Cẩm Nhượng... Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch. Công bố, công khai quy hoạch rộng rãi để Nhân dân biết, thực hiện. Thực hiện tốt quy chế quản lý quy hoạch được phê duyệt, thường xuyên kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch. b) Về hạ tầng kinh tế - xã hội - Giao thông + Tiếp tục vận động hiến đất, hiến công trình để mở rộng hành lang giao thông đảm bảo đạt chuẩn; huy động nguồn lực từ cộng đồng, lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng, nâng cấp các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm; phấn đấu đến năm 54 2025 đường trục thôn, xóm, ngõ xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt 100%. Tất cả các tuyến đường nội đồng được cứng hóa, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó trên 90% các trục được bê tông hóa. + Đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường giao thông theo quy hoạch giai đoạn 2021-2025, nhất là các tuyến đường chiến lược, kết nối với các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, kết nối các khu du lịch, các vùng kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện nhà; đảm bảo 100% đường huyện được nhựa, bê tông đạt chuẩn theo quy định; + Làm tốt công tác quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, không vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để sản xuất, kinh doanh...; đồng thời kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. - Thủy lợi: Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các hồ đập, hệ thống thủy lợi liên xã, hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống tiêu thoát nước, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh, gắn với công tác phòng chống thiên tai và tích ướng với biến đổi khí hậu, đặc biệt ưu tiên thực hiện các giải pháp để thoát lũ kịp thời vùng hạ du hồ Kẽ gỗ. Đến năm 2025, phấn đấu 100% kênh mương chính nội đồng và mương nhánh được kiên cố hóa. Rà soát chủ động nạo vét kênh mương thủy lợi, tu sửa, nâng cấp các trạm bơm... Rà soát, đánh giá, xây dựng phương án phòng chống thiên tai hàng năm, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, đảm bảo chủ động, kịp thời, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai xảy ra; phối hợp xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ Kẽ gỗ để chủ động cảnh báo, ứng phó. - Điện nông thôn: Tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra, bổ sung, nâng cấp hệ thống trạm biến áp và đường dây trung áp, hạ áp; Xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng lưới điện đến các khu quy hoạch phát triển sản xuất tập trung, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. - Cơ sở vật chất văn hóa: nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa các xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn đảm bảo giữ vững đạt chuẩn. Xây dựng thêm các khu vui chơi ngay trong các khu dân cư; bổ sung cac thiết chế đáp ứng tốt nhu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của Nhân dân; xây dựng cảnh quan, môi trường đảm bảo xanh sạch đẹp, văn minh. - Trường học: Hàng năm rà soát, lập kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đảm bảo giữ vững các trường đã đạt chuẩn, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học, đồng thời duy trì và nâng chuẩn trường học; quan tâm công tác tạo 55 cảnh quan, vệ sinh môi trường các trường học, xây dựng nề nếp trong giảng dạy và học tập. Xây dựng 100% trường học đạt chuẩn Quốc gia. c) Văn hóa, y tế, giáo dục và môi trường - Văn hóa: Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, kế thừa, bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất và người Cẩm Xuyên. Tăng cường giao lưu, hợp tác văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện nhằm cũng cố, xây dựng văn hóa và con người Cẩm Xuyên ngày càng văn minh góp phần tạo động lực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; phấn đấu đến năm 2025 có 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa; 74% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện; nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các câu lạc bộ dân ca, Ví giặm Nghệ Tĩnh, phấn đấu có trên 45% thôn, tổ dân phố có câu lạc bộ. Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn toàn huyện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh hương ước, quy ước của các thôn cho phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý xã hội. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe, thể lực, tạo điều kiện cho người dân phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. - iáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đầu tư chuẩn hoá cơ sở vật chất trường học... góp phần đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thuộc lĩnh vực giáo dục. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% số xã, thị trấn. Duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10, trung học phổ thông, bổ túc đảm bảo đạt tỷ lệ theo quy định của tiêu chí nông thôn mới. - Y tế: Duy trì, giữ vững 100% xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế và 100% xã có bác sỹ khám chữa bệnh. Đến năm 2025, xây dựng 100% các cơ sở y tế trên địa bàn đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn; 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế. Chủ động phòng chống các loại dịch bệnh. Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Môi trường: Quan tâm công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cản quan môi trường xanh sạch đẹp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc phân loại và xử lý rác thải trên địa bàn 56 toàn huyện; nhân rộng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt trong từng hộ gia đình, xây dựng các mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời việc bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện; đảm bảo chất thải phát sinh được xử lý theo quy định. Nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó tỷ lệ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung đạt trên 60%, trọng tâm là mở rộng phạm vi cấp nước của nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên và xây dựng nhà máy cấp nước Nam Cẩm Xuyên. d) Kinh tế và tổ chức sản xuất Thực hiện quyết liệt tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế của 03 vùng sinh thái; xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, được cấp mã vùng trồng; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản với các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy phát triển sản xuất công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, đây là hướng đột phá cần ưu tiên tập trung chỉ đạo. Phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có tiềm năng lợi thế, gắn để xây dựng thương hiệu theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đa dạng hóa các loại hình phát triển kinh tế nông thôn, chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt khai thác lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch biển và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trải nghiệm xây dựng nông thôn mới, nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Khai thác lợi thế, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như chế biến thủy hải sản ở các xã ven biển, làm bánh đa ở Cẩm Hà, Cẩm Duệ... đ) Hệ thống chính trị, an ninh trật tự Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút đầu tư, phục vụ Nhân dân; Đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành gắn với công tác cải cách hành chính từ đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử đạt chuẩn và chất lượng cao. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả phục vụ. Làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở, không để xẩy ra tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài, phát sinh, hình thành điểm nóng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. e) Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu: tiếp tục đẩy mạnh xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu gắn với phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam; thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường trong các khu dân cư, xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, con người thân 57 thiện; trở thành niềm tự hào của mỗi người dân. Xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu trên nền tảng xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, đóng góp của cộng đồng và tham gia tích cực của người dân. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 70%. 3.2. Nâng cao chất lượng tiêu chí huyện nông thôn mới, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, gắn với xây dựng đô thị văn minh. a) Nâng cao chất lượng tiêu chí huyện nông thôn mới, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: - Tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch vùng huyện giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, phù hợp với quy hoạch phát triên kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. - Xây dựng mới các tuyến đường huyện theo định hướng quy hoạch giai đoạn 2021-2025, đảm bảo kết nối giữa các địa phương, kết nối với các trục đường Quốc lộ, đường tỉnh; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường huyện đảm bảo giữ vững đạt chuẩn; trọng tâm là xây dựng...... tuyến:...... - Đầu tư nâng cấp các hồ đập, các tuyến kênh chính đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng nước sản xuất và sinh hoạt; - Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp đảm bảo cơ sở vật chất các trường THPT trên địa bàn huyện, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đảm bảo giữ vững đạt trường chuẩn Quốc gia; - Củng cố cơ sở vật chất văn hóa các xã, Trung tâm văn hóa truyền thông huyện, đáp ứng tốt việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phục vụ Nhân dân trên địa bàn. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng đội ngũ cán bộ, y bác sỹ bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện, đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. - Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung về chăn nuôi lợn trang trại tập trung, cây ăn quả vùng bán sơn địa; rau màu, lúa chất lượng cao tại các xã vùng đồng bằng; nuôi tôm công nghệ cao tại các xã ven biển; thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, cấp mã vùng trồng, phấn đấu từ 35% diện tích sản xuất các sản phẩm chủ lực được liên kết đầu ra bền vững. - Thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025; tăng cường tuyên truyền, vận động phân loại và xử lý rác tại nguồn; nâng cao tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt. Đầu tư xây dựng thệ thống thu gom xử lý nước thải các cụm sản xuất công nghiệp, làng nghề; tăng cường quản lý nhà nước về môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. b) Về định hướng xây dựng huyện nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh. 58 Trên cơ sở kết quả xây dựng nông thôn mới giải đoạn 2011-2020, những tiềm năng, lợi thế, truyền thống văn hóa của địa phương, huyện Cẩm Xuyên định hướng “Xây dựng huyện Cẩm Xuyên là huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ gắn với du lịch biển, du lịch sinh thái”. Xây dựng đô thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm đạt tiêu chí đô thị loại 4, thị trấn du lịch, dịch vụ. Tăng cường thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư hạ tầng và nhà ở dân cư, cảnh quan các điểm, cụm dân cư nông thôn theo hướng đô thị, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa chung toàn huyện là 30%. Xây dựng đô thị ngay tại nông thôn, đảm bảo kết nội hạ tầng giữa nông thôn với đô thị, kết nối về văn hóa, Y tế, Giáo dục, kết nối về tiêu thụ sản phẩm. 4. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới 4.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, nhất là về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các nội dung xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xây dựng huyện Cẩm Xuyên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến tích cực trong hành động của người dân, với quan điểm “xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, lâu dài và không có điểm dừng”; Tổ chức học tập, quan triệt chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới đế các Chi bộ, chi hội, chi đoàn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, làm hạt nhân để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện. Đa đạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt nâng cao chất lượng hạ tầng và phát huy vai trò của hệ thống tuyền thanh cơ sở để truyền tải thông tin kịp thời, đầy đủ đến với người dân; phát huy vai trò của các đoàn thể để tuyên truyền qua các hội nghị, sinh hoạt thôn xóm, sinh hoạt các đoàn thể; quan tâm tổ chức các cuộc thi, hội thi, các hoạt động cộng đồng vừa tạo môi trường sinh hoạt văn hóa gắn với công tác tuyên truyền, vận động. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, vài trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới; 4.2. Tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: a) Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế 59 Thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp để cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng các chuỗi liên kết, phát triển toàn diện sản phẩm chủ lực của ba vùng sinh thái, gắn với thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Về trồng trọt, đẩy mạnh phá ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, khuyến khích tích tụ ruộng đất theo hướng cho thuê, góp đất để sản xuất lúa theo cánh đồng lớn, hàng hóa, áp dụng cơ giới hóa triệt để vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chuyển đổi các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các đối tượng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, sang nuôi trồng thủy sản, thực hiện mô hình đưa vườn ra đồng; phát triển liên kết sản xuất gạo hữu cơ, tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu gạo Cẩm Xuyên. Chuyển đổi sản xuất vườn hộ theo hướng đồng nhất sản phẩm các vườn hộ liền kề để sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả các vùng sản xuất rau truyền thống như: mướp đắng, dưa chuột tại Cẩm Trung, bí xanh - Cẩm Bình, rau gia vị Cẩm Yên, rau củ quả công nghệ cao tại vùng đồng bằng và ven biển; xây dựng mới các vùng sản xuất tập trung ven đô thị, để cung cấp cho Thị trường Thành phố Hà Tĩnh, Khu kinh tế Vũng áng, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn. Phát triển sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, sản xuất công nghệ cao, tự động, gắn với xây dựng sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ, hướng đến thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu. Về chăn nuôi: Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững các chuỗi liên kết, với các sản phẩm chủ lực: lợn, bò. Giảm tỷ trọng chăn nuôi lợn nông hộ; ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại đảm bảo các điều kiện về khoảng cách đến các khu dân cư, đảm bảo các giải pháp về bảo vệ môi trường. Phát triển chăn nuôi trâu, bò trong các nông hộ, trang trại, gai trại, theo hướng nuôi nhốt; nâng cao chất lượng đàn thông qua các chính sách để phát triển nuôi bò lai, bò ngoại. Về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: tập trung khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản ven bờ, khai thác đi đối với việc tái tạo nguồn lợi, đảm bảo bền vững, lâu dài; đầu tư nâng cấp các tàu cá, mua sắm ngư lưới cụ, hình thành các tổ đội đánh bắt trên biển để nâng cao hiệu quả khai thác. Quản lý chặt chẽ khai thác trái phép, xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt có tính hủy diệt. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng cá Cửa Nhượng, nạo vét luồng lạch, xây dựng cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cẩm Nhượng. Mở rộng diện tích nuôi các đối tượng nuôi mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn, điều kiện môi trường, như: ốc hương, cá chẽm, cua... Nâng cấp các cơ sở nuôi tôm hiện có theo hướng nuôi công nghệ cao, nuôi trong ao nổi, có mái che, nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa các loài dịch bệnh; thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát môi trường trong nuôi tôm; đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững. 60 Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái; chuyển đổi rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả có múi, trồng cây dược liệu có giá trị cao theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn dưới các tán rừng; phát triển mô hình nông lâm kết hợp, gắn với du lịch sinh thái. Thu hút, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, làm đầu kéo để thúc đẩy phát triển sản xuất, liên doanh liên kết, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân; trọng tâm là xúc tiến để triển khai các dự án lớn, như: dự án sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái của tập đoàn TH; dự án chăn nuôi lớn giống và chăn nuôi vệ tinh của tập đoàn DABACO; tái cấu trúc dự án chăn nuôi bò Bình Hà... Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách: hướng dẫn, hỗ trợ để Nhân dân trên địa bàn hấp thu hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất; lồng ghép hiệu quả nguồn vốn Chương trình nông thôn mới. Rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ của huyện để đẩy nhanh thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp. b) Phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển thương mại dịch vụ và du lịch, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của huyện, kêu gọi các nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ để triển khai kịp thời các dự án đầu tư phát triển du lịch đã được chấp thuận, trọng tâm là đầu tư của tập đoàn FLC tại khu du lịch biển Thiên Cầm, đầu tư của tập đoàn TH về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại khu du lịch hồ Kẽ gỗ. Lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên nguồn ngân sách huyện để đầu tư hạ tầng du lịch, hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch, hệ thống hạ tầng của từng khu du lịch, hệ thống điện, nước; rà soát, sắp xếp, tô chức lại hoạt động và chỉnh trang nâng cấp khu du lịch nam Thiên Cầm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, các lễ hôi, để kết nối, thu hút du khách, tạo một nền du lịch đa dạng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch; xây dựng văn hóa kinh doanh; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ; phát triển các sản phẩm truyền thống địa phương, sản phẩm từ các làng nghề để phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống Nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại; nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ nông thôn; xây dựng mới các trung tâm thương mại, dịch vụ ngay tại các xã, thị trấn; khuyến khích xây dựng các siêu thị mini, hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẽ để cung ứng các loại hàng hóa đảm bảo chất lượng cho cư dân nông thôn. Kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở các khu quy hoạch dân cư đô thị mới. 61 c) Thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển CN - TTCN đến năm 2025. Thành lập cụm Công nghiệp phía Nam Cẩm Xuyên, tiếp tục mở rộng Quy hoạch Cụm Công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên lên 75ha, gắn với phát triển Logistic của tỉnh; đồng thời tích cực kêu gọi đầu tư hệ thống hạ tầng, đổi mới tổ chức quản lý cụm, tạo môi trường thuận lợi, gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy 100% các cụm công nghiệp hiện có, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ có tính lan tỏa thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế. Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát huy hiệu quả các tiểu cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã, thị trấn. 4.3. Đầu tư đồng bộ, hiện đại cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới của các địa phương, quy hoạch phân khu các thị trấn, quy hoạch vùng huyện, xác định thứ tự ưu tiên các công trình cần đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Huy động hiệu quả, hợp lý nội lực của Nhân dân; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ưu tiên thực hiện các công trình thiết yếu, quan trọng, kết nối, phát huy nhanh hiệu quả, như: hệ thống giao thông đường huyện, đường liên xã; hệ thống thủy lợi; hệ thống điện, nước sinh hoạt; hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thương mại, hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề; hệ thống giao thông nội đồng, tưới tiêu nội đồng, hạ tầng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung... 4.4. Quan tâm lĩnh vực Văn hóa, Thông tin, Thể dục và Thể thao Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, kế thừa, bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất và người Cẩm Xuyên. Tăng cường giao lưu, hợp tác văn hóa với các địa phương trong và ngoài huyện nhằm cũng cố, xây dựng văn hóa và con người Cẩm Xuyên ngày càng văn minh góp phần tạo động lực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao; phát động rộng rãi, tạo khí thế thi đua xây dựng danh hiệu thôn văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn, xã hội hóa để trung tu, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa; phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới, có tính kế thừa để gìn giữ các loại hình văn hóa nghệ thuật giân gian, tổ chức các cuộc thi, hội diễn văn nghệ, xây dựng các câu lạc bộ văn hóa ở các thôn xóm... 62 Nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thông tin cơ sở, đảm bảo đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của Nhân dân; Đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành gắn với công tác cải cách hành chính từ đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử đạt chuẩn và chất lượng cao. 4.5. Chú trọng công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân Thực hiện xã hội hóa, lông ghép các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế các xã, thị trấn; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các trạm y tế thông qua chỉ đạo tuyến, luận chuyển bác sỹ của Trung tâm Y tế, bệnh viện đa khoa huyện xuống trạm y tế. Xây dựng cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa huyện, xây dựng nhà là việc 7 tầng, mở rộng diện tích khuôn viên; đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh ở tuyến huyện; tiếp nhận chuyển giao các kỷ thuật chuyên sâu theo đề án bênh viện vệ tinh của Bệnh viện E Hà Nội; thực hiện liên kết với các bệnh viện tuyến trung ương để phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh. Song song với hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ, nhằm làm chủ công nghệ; nâng cao y đức, trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện có hiệu quả, kịp thời chính sách bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình, hộ chính sách; tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn thông qua quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử; nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới nhân viên y tế thôn nhằm triển khai tốt các hoạt động về truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình, làm tốt chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... 4.6. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Xã hội hóa đầu tư, huy động đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp, lồng nghép các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ xây dựng đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, nguồn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, trọng tâm là xây dựng mới nhà máy nước sạch nam Cẩm Xuyên để cung cấp nước sạch cho 10 xã phía nam và đấu nối từ các công trình cấp nước tập trung hiện có để cung cấp nước sạch cho các xã còn lại. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, xây dựng quy ước, hương ước để thực hiện hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt; vận động tất cả các hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn và thực hiện các giải pháp xử lý tại chổ phù hợp nhằm giảm lượng rác thải phải vận chuyển, xử lý. Tuyên truyền vận động sử dụng các lại vật liệu dễ phân hủy thay thế cho các loại khó phân hủy như túi nilon, chai nhựa... Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động các hợp tác xã môi trường trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ việc phân loại, xử lý rác thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Vận động Nhân dân hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV, tập kết bao võ đúng nơi quy định, định kỳ vận chuyển, xử lý triệt để. 63 Quản lý chặt chẽ bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện; quản lý ngay từ khâu quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, gắn với xây dựng hạ tầng đồng bộ để đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu dân cư ra sản xuất tập trung, quản lý về môi trường. Định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát, thực hiện quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm. 4.7. Đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự - an toàn xã hội nông thôn. - Không ngừng tuyên truyền cho người dân được nghe và chấp hành các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm pháp luật, nêu cao ý thức tố cáo tội phạm trong Nhân dân. - Phát huy các tổ tự quản trong thôn xóm, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn. Luôn phát huy khơi dậy tình làng nghĩa xóm, kịp thời giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo, người yếu thế cùng vươn lên hòa nhập cộng đồng, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nhà nhà, người người gắn bó keo sơn, xây dựng con người nông thôn mới luôn hướng tới đạo đức, văn minh giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về đảm bảo an ninh trật tự; nhân rộng các mô hình về đảm bảo an ninh trật tự ở các thôn xóm. 4.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội - Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xác định rõ nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sức chiến đấu và năng lực định hướng của các cấp ủy trong công tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng để các tổ chức đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho đảng viên, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên thể hiện vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới. Đưa nội dung xây dựng nông thôn mới thành tiêu chí thi đua hằng năm của các đơn vị, địa phương. Mạnh dạn đề bạt, luân chuyển, khen thưởng, phê bình, kiểm điểm, kỷ luật cán bộ, đảng viên một cách kịp thời để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra. 64 - Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các Đoàn, tổ công tác chỉ đạo cơ sở; xây dựng chuyên môn, chuyên nghiệp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, cán bộ chuyên trách cấp xã đáp ứng ngày càng cao vai trào điều phối xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh từ huyện đến xã; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, phương thức hoạt động, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia tích cực thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới cụ thể góp phần xây dựng thành công huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Phát huy tốt vai trò giám sát, đánh giá, phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đưa và xem mức độ hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới để đưa vào chấm điểm thi đua,đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng hàng năm của các địa phương đơn vị. Trên đây là Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2020 của huyện Cẩm Xuyên. Uỷ ban Nhân dân huyện tổng hợp báo cáo trình các Bộ, Ban, Ngành, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương, UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Sở, Ban, ngành, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh thẩm tra, thẩm định huyện Cẩm Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới./.

Nơi nhận: - Bộ nông nghiệp và PTNT; - Văn phòng Điều phối NTM TW; - Ban chỉ đạo NTM tỉnh; - UBND tỉnh Hà Tĩnh; - Các Sở, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; - Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; - TT.Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; - Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện; - Chủ tịch, các PCT UBND huyện; - Lưu VT, NTM. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Ngọc Hà

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 206.344
Trong năm: 105.087
Trong tháng: 17.162
Trong tuần: 8.672
Trong ngày: 164
Online: 3